Bé tắc âm đạo, lớn có thể vô sinh

Nhiều bé gái sơ sinh và tuổidậy thì mắc chứng tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh nhưng bị chẩn đoán nhầm, lâu ngàydẫn đến biến chứng, thậm chí vô sinh.

Nhiều bé gái sơ sinh và tuổidậy thì mắc chứng tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh nhưng bị chẩn đoán nhầm, lâu ngàydẫn đến biến chứng, thậm chí .

Các bệnh viện Nhi Đồng 1 và NhiĐồng 2 TP HCM thường tiếp nhận những ca tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh. Theo các bácsĩ, trường hợp dị dạng âm đạo này dễ bị chẩn đoán lầm sang bệnh khác.

Xem nhẹ biểu hiện bệnh
 

Thống kê của khoa Thận niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong các ca dị dạng âm đạođược tuyến trước chuyển viện trong vòng 5 năm qua, 78% là chẩn đoán sai thành unang buồng trứng, bí tiểu không rõ nguyên nhân, dị vật âm đạo, khối u vùng bụngdưới to gây bí tiểu, viêm ruột thừa...
 
Trong các dị dạng, tử cung âm đạo đôi luôn là loại khó chẩn đoán nhất. Đó lànhững trường hợp có hai tử cung cùng chung một âm đạo hoặc mỗi tử cung có một âmđạo riêng, và thường đi kèm với bất sản thận cùng bên. Bệnh nhân ở tuổi dậy thìvẫn có kinh bình thường, u hạ vị lệch bên, dễ nhầm lẫn với áp xe ruột thừa hoặcu nang buồng trứng, thận lạc chỗ.

Bé tắc âm đạo, lớn có thể vô sinh

(ảnh minh họa)

Đơn cử trường hợp của bệnh nhiNguyễn Thị H., 15 tuổi, từ Bệnh viện Đồng Nai chuyển đến khoa Thận niệu, Bệnhviện Nhi Đồng 2 vào cuối tháng 12/2009 trong tình trạng đau bụng quằn quại.Trước đó, H. thường xuyên than đau bụng, nhưng do kinh nguyệt bình thường nêngia đình không mấy quan tâm. Đến khi em đau nhiều, gia đình mới đưa đi khám tạiy tế địa phương nhưng không tìm ra nguyên nhân, rồi chuyển lên Bệnh viện NhiĐồng 2 do nghi ngờ u nang buồng trứng. Tuy nhiên, qua CT scan, các bác sĩ pháthiện đây là trường hợp dị dạng tử cung âm đạo đôi, với phần âm đạo và tử cung,tai vòi trứng phía bên phải ứ đầy máu. 
 
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, khoa Thận niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết với cabệnh này, điều quan trọng nhất là phải theo dõi kỹ về sau để xem tai vòi trứngvà tử cung bên bất thường có còn hoạt động tốt không. Nếu vòi trứng bị sunghuyết lâu ngày không hoạt động hoặc nhiễm trùng tái đi tái lại, phần tử cung vàvòi trứng bất thường sẽ được chỉ định cắt bỏ để tránh ảnh hưởng những phần cònlại.

Có thể vô sinh

Tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh là dịtật bộ phận sinh dục của bé gái, tần suất bệnh khoảng 1/4.500. Các bất thườnghay gặp nhất là màng trinh không thủng (55%), âm đạo có vách ngăn (10%), khôngcó âm đạo (20%), dị dạng tử cung âm đạo đôi (15%). Những dị tật này sẽ gây cảntrở bài tiết dịch và máu kinh ở vùng âm đạo, lứa tuổi có dấu hiệu nhận biết bệnhrõ rệt nhất là trẻ sơ sinh hoặc dậy thì.

Do còn bị ảnh hưởng bởi các hormone từ mẹ, cổ tử cung của trẻ gái sơ sinh tăngtiết dịch, dẫn đến ứ dịch vùng âm đạo, ngoài ra còn có các triệu chứng tiểu khó,tiểu rặn, nặng thì nhiễm trùng tiểu (sốt, nước tiểu đục...). Còn ở trẻ dậy thì,biểu hiện là đau bụng tháng nhưng không có kinh, máu kinh tích lũy dần trong tửcung, âm đạo, khi tắc nghẽn quá nhiều sẽ gây bí tiểu hoặc hình thành khối u nề ởbộ phận sinh dục, vùng hạ vị...

Hầu hết các dị dạng này đều cóthể phát hiện bằng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan.Ngoài ra, chụp X-quang hệ tiết niệu đường tĩnh mạch, và MRI sẽ được áp dụngtrong những ca khó xác định. Tuy nhiên, do kiến thức về bệnh này chưa được phổbiến rộng rãi, nhiều bác sĩ chỉ thăm khám dựa trên các biểu hiện bên ngoài nêncó thể dẫn đến những chẩn đoán không chính xác, việc điều trị có thể sai lầm.Tất cả những trường hợp dị tật bẩm sinh đều có thể phẫu thuật và càng điều trịsớm càng giúp các bé gái bảo tồn khả năng sinh sản về sau. Nếu xử trí chậm trongcác tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bí tiểu, máukinh đầy trong lòng tử cung tràn ra âm đạo và hai buồng trứng, gây ứ máu ở taivòi trứng và chảy vào ổ bụng gây viêm nhiễm, về lâu dài gây biến chứng vô sinh.

Trong trường hợp màng trinh khôngthủng (màng trinh thông thường sẽ có lỗ để dịch và máu kinh bài tiết ra ngoài),chỉ cần xẻ mở màng trinh. Đối với vách ngăn âm đạo, cách phẫu thuật phụ thuộcvào vị trí và độ dày mỏng của vách ngăn, nhưng thường là cắt vách ngăn và khâuvới niêm mạc âm đạo qua tầng sinh môn. Cách điều trị cho những ca không có âmđạo là tạo hình âm đạo. Trong trường hợp đoạn âm đạo bị mất dài 6 - 7 cm, khôngđủ mô âm đạo để khâu nối, các bác sĩ sẽ sử dụng vạt da đùi hoặc một đoạn ruột đểlàm âm đạo mới, tạo ra đường dẫn. Những bệnh nhi này vẫn có khả năng sinh sản vềsau.

Theo Bé tắc âm đạo, lớn có thể vô sinh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.