Bệnh qua đường ăn uống

Trẻ nhỏ thường chưa biết giữ vệ sinh nên rất dễ nhiễm các loại bệnh qua đường ăn uống, cần phòng tránh tốt cho trẻ.

Khi trẻ ở lứa tuổi mầm non nhiễm những bệnh thông thường, các ông bố bà mẹ vẫn có thể vô cùng lo lắng, vì trẻ nhỏ vốn mong manh, sức đề kháng kém. Các bệnh này thường bùng phát vào mùa hè và một số ít bệnh hay gặp vào mùa đông ở các vùng khí hậu lạnh miền Bắc. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu một số bệnh thông thường và cách chăm sóc khi trẻ bệnh để xử trí kịp thời.

Tay chân miệng

(Ảnh minh họa)

Bệnh do siêu vi trùng gây ra, rất dễ lây, có thể lây trực tiếp từ người qua người. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nổi mụn nước ở vùng tay, chân, miệng. Trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc và bỏ ăn do đau miệng. Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy. Bóng nước sẽ tự xẹp đi vào thường tự khỏi sau 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, trẻ có thể gặp biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.

Khi thấy trẻ có triệu chứng bóng nước ở tay, chân, miệng, cần theo dõi sát trẻ trong vòng 8 ngày. Có thể điều trị tại nhà bằng cách dùng thuốc giảm đau và cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu. Tuy nhiên cần quan sát xem trẻ có nổi các bóng nước ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông... không. Nếu có phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Các biểu hiện khác là sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh... cũng cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

Bệnh có thể phòng chống bằng cách giữ vệ sinh tốt, rửa sạch vật dụng, đồ chơi của trẻ mỗi ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...

Tiêu chảy

Tiêu chảy, hay còn gọi tiêu chảy cấp, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, tử vong ở trẻ hoặc để lại hậu quả xấu về dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Biểu hiện để xác định trẻ mắc bệnh tiêu chảy là khi trẻ đại tiện trên 3 lần một ngày, phân tóe nước, có thể kèm theo đau bụng, sốt, chán ăn, mệt mỏi, khát nước liên tục...

Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp là bù nước và điện giải mà trẻ bị mất do tiêu chảy và nôn. Trước tiên bạn cần bù dịch cho trẻ ngay lập tức bằng đường uống (nước ORS hoặc nước cháo muối theo tỉ lệ 1 nắm gạo: 1 nhúm muối: 1 lít nước), cho trẻ uống sau mỗi lần đại tiện tới khi hết khát. Nếu trẻ vẫn tiêu chảy nhiều, mắt trũng, da khô, nếp véo da không căng trở lại sau 2 giây thì phải lập tức đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay.

Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc cán bộ y tế.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

(Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.