Cả đời không lo ung thư nếu học 8 nguyên tắc ăn uống của bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản

Jiyang Gaosui, một bác sĩ chống ung thư nổi tiếng ở Nhật Bản, đã đề xuất "tám chế độ ăn uống” giúp phòng chống ung thư vô cùng dễ, ai cũng có thể làm theo.

Jiyang Gaosui, một bác sĩ chống ung thư nổi tiếng ở Nhật Bản, đã đề xuất "tám chế độ ăn uống” giúp phòng chống ung thư vô cùng dễ, ai cũng có thể làm theo.

Chế độ ăn uống kết hợp với điều trị y tế hiện đại

Jiyang Gaosui, một bác sĩ khoa ngoại chuyên về các cơ quan tiêu hóa, là một giáo sư lâm sàng tại Khoa Y khoa thuộc Đại học Chiba. Trong cuốn sách "Chế độ ăn uống  chống ung thư theo phương thức Jiyang" của bác sĩ Jiyang Gaosui nhấn mạnh: "Là một bác sĩ khoa ngoại, tôi không có ý phủ định phương pháp điều trị của y học hiện đại, tuy nhiên chế độ ăn uống và điều trị y tế phải bổ sung cho nhau”.

Bệnh nhân ung thư ngoài việc tiếp nhận điều trị y học hiện đại (ví dụ như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị), đồng thời cũng phải cải thiện thói quen ăn uống, từ trong ra ngoài để giúp người bệnh tăng cường khả năng miễn dịch.

Cả đời không lo ung thư nếu học 8 nguyên tắc ăn uống của bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản-1

Bác sĩ nổi tiếng người Nhật Jiyang Gaosui.

Tại sao bác sĩ Jiyang Gaosui đặc biệt chú ý đến bệnh ung thư và nghiên cứu chế độ ăn kiêng? Bác sĩ Jiyang Gaosui đã trả lời trong cuộc phỏng vấn rằng, ông nội của ông cũng là một bác sĩ khoa ngoại, đã từng nói: “Bệnh khó điều trị, là trách nhiệm của bác sĩ”. Trên lâm sàng, ông thấy những bệnh nhân ung thư, sau khi khỏi bệnh, khoảng 5 năm tỉ lệ tái phát là 40%. Do đó, ông cũng không ngừng suy nghĩ, làm cách nào để làm giảm tỉ lệ tái phát.

Hiện nay chế độ ăn uống không thích hợp là căn nguyên quan trọng dẫn đến bệnh ung thư, bác sĩ Jiyang Gaosui đã đề xuất ra 8 phương pháp phòng ngừa ung thư bao gồm:

- Hạn chế muối, cố gắng ăn càng ít càng tốt;

- Hạn chế chất đạm động vật và mỡ động vật;

- Tiêu thụ nhiều rau và trái cây;

Cả đời không lo ung thư nếu học 8 nguyên tắc ăn uống của bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản-2

- Chủ động ăn nhiều gạo lứt, các loại đậu và các loại khoai;

- Bổ sung thêm khuẩn axit lactic, nấm và rong biển;

- Ăn mật ong, chanh và men bia;

- Sử dụng dầu ô liu hoặc dầu mè làm dầu ăn;

- Uống nhiều nước lọc.

Khi nào phương pháp ăn uống trên được áp dụng và những gì cần hạn chế?

Chỉ cần phát hiện bị mắc ung thư, thì có thể sử dụng chế độ ăn uống này song song với điều trị y tế hiện đại. Những người bình thường không mắc bệnh ung thư cũng có thể phòng ngừa bệnh ung thư theo nguyên tắc trên. Tuy nhiên, những người bị tắc đường ruột không thể ăn được thức ăn hoặc là những bệnh nhân suy thận và các bệnh khác cần phải tránh, không thích hợp áp dụng theo chế độ ăn này.

Kiểm soát muối là khó khăn nhất nhưng quan trọng nhất

Bước quan trọng nhất trong 8 phương pháp là gì? Sau nhiều năm quan sát, Jiyang Gaosui tin rằng “hạn chế muối là điều quan trọng nhất” nhưng đây cũng là bước khó khăn nhất cho bệnh nhân ung thư. Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng sự mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ ung thư.

Cả đời không lo ung thư nếu học 8 nguyên tắc ăn uống của bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản-3

Ông cho rằng những bệnh nhân bị ung thư hoặc vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phải áp dụng chế độ ăn càng ít muối càng tốt, thậm chí nấu ăn có thể không cho muối. Nếu bạn sợ rằng thức ăn không có vị, bạn có thể thay thế nó bằng gừng, tỏi hoặc ớt.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng natri chứa trong muối là một khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể. Nhưng ngay cả khi nấu ăn không thêm muối, trong thức ăn cũng chứa muối tự nhiên, ví dụ, cá và động vật có vỏ, rong biển hoặc thậm chí là bánh mì. Mọi người cần có khoảng 2-3 gam muối mỗi ngày, và số muối này đã được lấy từ các thực phẩm. Tuy nhiên, nếu chúng ta vận động nhiều hoặc thời tiết nóng đổ mồ hôi rất nhiều, thì cần phải hấp thu muối.

Dùng thịt cá, thịt gà để thay thế động vật bốn chân

Cả đời không lo ung thư nếu học 8 nguyên tắc ăn uống của bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản-4

Một điều quan trọng khác để kiểm soát muối là hạn chế thịt. Ung thư có liên quan mật thiết đến việc tiêu thụ chất béo động vật và protein động vật, "nguy hiểm nhất là thịt của động vật bốn chân như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu", Jiyang Gaosui nói. Do đó, nên tránh ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu ít nhất nửa năm, sau đó mới dần dần nới rộng sự hạn chế. Lúc này, có thể thay thế bằng cá thu, cá mòi, sò ốc, ức gà ít chất béo, một tuần có thể ăn 2, 3 lần.

Ăn nhiều rau và trái cây

Trong chế độ ăn uống, không chỉ các thành phần bị hạn chế, mà còn có các thành phần được thêm vào cơ thể. Bởi vì trái cây và rau quả giàu kali, nó có thể duy trì sự cân bằng khoáng chất của tế bào và tăng cường hiệu ứng chống oxy hóa. Ngoài ra, nó chứa rất nhiều enzym để duy trì sức khỏe của tế bào và tăng cường khả năng miễn dịch.

Chống ung thư bằng giấc ngủ, tắm và tập thể dục

Cả đời không lo ung thư nếu học 8 nguyên tắc ăn uống của bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản-5

Ngoài phương pháp ăn uống ngừa ung thư, bác sĩ Jiyang Gaosui nói rằng nếu mọi người có thể cải thiện thói quen sống tốt khác, cũng tăng cường phòng ngừa ung thư. Ví dụ, ngủ sớm và thức dậy sớm hoặc ngủ đủ giấc, cũng rất hữu ích để tăng cường khả năng miễn dịch. Jiyang Gaosui chia sẻ, ông thường đi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 5 giờ sáng. Ngoài ra, ông tắm với nước ở nhiệt độ là 37 độ C giúp cải thiện lưu thông máu.

Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu. Ông nói: "Tôi thường đi bộ 10.000 bước một ngày. Nhưng nếu bệnh nhân ung thư có thể chất kém, họ có thể bắt đầu từ 5.000 bước mỗi ngày. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và có thói quen sinh hoạt tốt, chắc chắn sẽ ngừa được căn bệnh ung thư nguy hiểm."

 

Theo Khám phá


Thực phẩm chống ung thư

ung thư

chế độ ăn uống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.