Cả phòng sinh im lặng khi em bé chào đời, bà mẹ “sụp đổ” khi nhìn thấy con

Bác sĩ cho biết đây là hiện tượng thai trong thai – một hiện tượng hiếm gặp, có thể người mẹ đã mang thai đôi.

Bác sĩ cho biết đây là hiện tượng thai trong thai – một hiện tượng hiếm gặp, có thể người mẹ đã mang thai đôi.

Bà mẹ trẻ sinh năm 1995 (giấu tên), sinh sống tại Trung Quốc, mang thai với sức khỏe hoàn toàn bình thường. Cặp vợ chồng trẻ này biết tin có thai chỉ sau đám cưới vài tháng nên họ vô cùng vui mừng.

Tuy nhiên, vì sống ở nông thôn, nhà xa bệnh viện và chủ quan có sức khỏe tốt nên cô không để ý đến việc đi khám thai định kỳ.

Những tháng đầu mang thai, cô may mắn không ốm nghén như những bà mẹ khác mà vẫn ăn uống được bình thường. Đến tuần 12 thai kỳ, cô đi khám thai lần đầu với sức khỏe tốt nên cặp đôi càng chủ quan hơn, bỏ qua những lời khuyên cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất từ bác sĩ sản khoa.

Đến tuần 38 thai kỳ, cô bất ngờ nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ. Hai vợ chồng vội vào nhập viện. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết cổ tử cung của bà mẹ này đã mở được 3cm và yêu cầu nhập viện chờ sinh. Tuy nhiên, hơn 1 ngày sau đó, cổ tử cung vẫn mở rất chậm và thai nhi có dấu hiệu suy thai nên các bác sĩ tại bệnh viện đã quyết định cho bà mẹ trẻ mổ đẻ.

 

Bà mẹ trẻ chủ quan chỉ đi khám thai 1 lần duy nhất trong thai kỳ. 

Chỉ 30 phút sau đó, ca sinh mổ diễn ra và khi em bé chào đời, cả phòng đẻ đã im bặt không một tiếng nói ngoài tiếng khóc của bé. Lúc này, sản phụ cảm thấy có điều gì đó không lành nên đã hỏi bác sĩ: “Con em bình thường chứ bác sĩ?” Bác sĩ vẫn không nói gì và mãi sau đó, khi đưa em bé đến trước mặt người mẹ, người mẹ thực sự “sụp đổ” khi thấy con có tới 3 chân.

Bác sĩ cho biết đây là hiện tượng thai trong thai – một hiện tượng hiếm gặp, có thể là người mẹ đã mang thai đôi. Nói về hiện tượng này, vị bác sĩ phẫu thuật cho bà mẹ trẻ cho biết, bào thai ký sinh là hiện tượng hiếm gặp, chiếm khoảng 1/500.000 ca, với các trường hợp như ký sinh một phần cơ thể hoặc nhiều bộ phận.

Theo đó có thể bà mẹ này đã mang thai 2 cùng trứng nhưng trong quá trình phân chia tế bào, 1 tế bào đã phát triển lớn mạnh tế bào còn lại không thể phát triển và ký sinh một bộ phận lên cơ thể của bào thai kia.

“Bào thai ký sinh không có khả năng tồn tại độc lập nhưng vẫn sống và phát triển dựa vào cơ thể khác, lấy dinh dưỡng từ bào thai chính. Hiện tượng này sẽ rất dễ khiến bào thai chủ bị thiếu hụt dinh dưỡng hoặc bị dị tật tuy nhiên may mắn trường hợp này em bé đã chào đời khỏe mạnh. Chúng tôi đang xem xét để phẫu thuật loại bỏ bộ phận thừa ký sinh trên chân em bé”, vị bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho biết.

Em bé chào đời mang dị tật khiến mẹ bật khóc. 

Hiện tượng bào thai trong bào thai là gì?

Theo tài liệu y học, hiện tượng bào thai trong bào thai được ghi nhận đầu tiên từ năm 1808. Đây là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp trong đó một thai nhi  sống ký sinh trong cơ thể một em bé khác và thường là trong bụng. Hiện tượng này chiếm khoảng 1/500.000 ca sống sót trên toàn thế giới. Hai giả thuyết được đưa ra để giải thích về hiện tượng này là:

- Song sinh ký sinh

Cũng giống như các cặp song sinh dính liền, cặp song sinh ký sinh được hình thành khi các phôi song sinh trong tử cung không tách biệt hoàn toàn. Các phôi chi phối tiếp tục phát triển trong khi được bao bọc bởi phôi thai khác. Sau đó, một phôi thai sẽ phát triển chính và còn phôi thai khác sẽ ký sinh, phụ thuộc hoàn toàn vào phôi thai kia.

- Khối u

Giả thuyết về khối u được giải thích khi phôi thai phát triển bên trong thai nhi là một u quái với mô và các cơ quan phát triển trong đó. Một số chuyên gia cho rằng bào thai phát triển có đủ các bộ phận như mắt, bàn tay, chân, cơ quan nội tạng… là lành tính nhưng cần được loại bỏ để loại trừ những nguy hại cho em bé.

Phòng ngừa dị tật khi mang thai

Các chuyên gia cũng cho rằng, để phòng ngừa dị tật và những bất thường ở thai nhi, ngay từ trước khi mang bầu từ 3-6 tháng, người mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, có lỗi sống lành mạnh và đặc biệt cần bổ sung đủ acid folic. 

Acid folic là một dạng viatmin giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ. Để hiệu quả, phụ nữ cần bổ sung acid folic ít nhất 1 tháng trước khi có thai. Nếu đã từng có lần mang thai bị dị tật ống thần kinh, bạn cần duy trì uống trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ (400mcg acid folic trước và trong khi có thai). Chị em có thể bổ sung acid folic bằng cách: 

Ăn các loại thực phẩm giàu axit folic

Axit folic có mặt trong hầu hết các loại ngũ cốc bao gồm gạo, ngô, yến mạch… và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc như bánh mỳ, mỳ sợi, mỳ ống... Cách đơn giản nhất để bổ sung ngũ cốc trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của bạn là ăn ngũ cốc với sữa vào bữa sáng, hay trộn đều với cháo, súp, sữa chua…

Ngoài ra, axit folic còn được tìm thấy trong trứng, cà chua, các loại đậu, thực phẩm có màu xanh lá như súp lơ xanh, măng tây, cải bó xôi, mướp, bắp cải, rau mầm… và một số loại trái cây như bơ, cam, quýt, dưa vàng…Mặc dù những dạng thực phẩm trên khá giàu hàm lượng axit folic tốt cho mẹ bầu nhưng thực tế, cơ thể thường chỉ hấp thu được một phần axit folic qua thức ăn do loại vitamin này rất dễ hao hụt khi ngâm rửa quá lâu, đun nấu quá kỹ hoặc bảo quản không đúng cách.

Uống vitamin bầu tổng hợp

Các loại vitamin tổng hợp sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu mẹ bầu muốn kịp thời bổ sung lượng lớn axit folic đi kèm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể trong suốt thai kỳ. 

Đặc biệt lưu ý uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu thấy có tác dụng phụ như nôn nao, tăng nghén, táo bón thì nên xin bác sĩ tư vấn đổi loại thuốc khác phù hợp với mình.

Uống sữa 

Bên cạnh một chế độ ăn uống giàu axit folic kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng, mẹ bầu cũng có thể tăng lượng axit folic tự nhiên thông qua con đường uống sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa...

Theo Khám phá


sản phụ

phụ nữ mang thai

mang thai

mang thai đôi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.