Cần thận trọng khi sử dụng paracetamol

Paracetamol có thể dùng cho nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi người có thể sử dụng thuốc một cách tùy tiện.

Mê trận đồ

Paracetamol còn có tên là acetaminophen là tên thuốc gốc, còn trên thị trường hiện nay có hàng trăm tên biệt dược có Paracetamol đơn độc hoặc phối hợp với nhiều dược chất khác (thường từ 1 đến 6 dược chất) đang được lưu hành, trong số đó 95% là dạng thuốc uống. Thuốc uống chứa paracetamol có nhiều dạng bào chế khác nhau như: dạng viên, dạng bột, dạng cốm và dạng nước. Dạng viên lại có các loại khác nhau như: viên nén thường, viên nén bao phim, viên nén giải phóng chậm, viên nén sủi, viên nang cứng (nhộng). Dạng bột có thuốc bột thường đóng gói, thuốc bột sủi đóng gói. Dạng cốm có thuốc cốm gói. Dạng nước có: si rô, dung dịch, nhũ dịch.

Suy gan, tử vong - nếu dùng quá liều

Trong 3 dạng thuốc có paracetamol là uống, tiêm, đặt hậu môn, thì dạng uống sinh độc, đặc biệt đối với gan. Vì khi vào ruột, có khoảng 4% lượng paracetamol biến thành chất độc hại gan (N-acetylbenzoquinonimin). Gan phải huy động glutathion (chất tạo sức đề kháng của cơ thể) để hóa giải thành chất không độc, đào thải ra ngoài. Khi lượng paracetamol sinh ra sẽ tích lại, phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử gan không hồi phục rồi tử vong. Điều này không được các nhà sản xuất thuốc cảnh báo trong hướng dẫn sử dụng thuốc, Paracetamol dạng tiêm và đặt hậu môn không có độc tính này, vì thuốc không đi qua ruột và gan.

Dùng paracetamol an toàn, hiệu quả

Đã có quá nhiều trường hợp trẻ em và người lớn bị suy gan, suy thận do uống paracetamol quá liều. Thậm chí, có trường hợp tử vong do ngộ độc nặng. Để việc sử dụng paracetamol được an toàn và không gây hại cho sức khỏe người dùng, dược sĩ Trần Xuân Thuyết đưa ra một số lời khuyên như sau:

- Không nên uống thuốc có paracetamol khi không đau nhức, không sốt cao trên 38,5 độ. Chỉ uống thuốc sau khi đã đo thân nhiệt chứ không uống thuốc theo cảm tính (thấy trong người nong nóng là uống).

- Trong trường hợp bắt buộc phải uống thuốc có paracetamol, cần uống thuốc bảo vệ gan (như Silymarin, Fortec vv...).

- Khi vào viện, cần phải cho bác sĩ biết lượng paracetamol mà mình đã uống để bác sĩ tiên lượng, tránh ngộ độc. Nếu không đau nhức, không sốt cao mà bác sĩ vẫn cho thuốc có Paracetamol thì không được uống mà phải hỏi lại bác sĩ.

- Cẩn thận trong khi dùng paracetamol nếu người bệnh có tiền sử suy gan. Tốt nhất là chỉ nên dùng thuốc khi có sự tư vấn của thầy thuốc. Khi đi khám bệnh và được kê đơn có paracetamol, cần thông báo cho bác sĩ biết để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Theo Quỳnh Nga



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.