Chuyên gia chỉ rõ 4 nguyên nhân gây bệnh ung thư nguy hiểm nhất

Ung thư dạ dày lọt trong top 5 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất và có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Điều đáng nói là bệnh rất khó phát hiện sớm.

Ung thư dạ dày lọt trong top 5 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất và có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam. Điều đáng nói là bệnh rất khó phát hiện sớm.

Chuyên gia chỉ rõ 4 yếu tố gây bệnh ung thư dạ dày


TS. BS Vũ Hải - nguyên trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện K trung ương cho biết ung thư dạ dày là bệnh ung thư phổ biến ở VN và trên thế giới, nhất là tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao.

Chuyên gia chỉ rõ 4 nguyên nhân gây bệnh ung thư nguy hiểm nhất

Ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến chiếm 95 %, 5 % hội chứng liên kết. Ung thư dạ dày phát triển từ tế bào biểu mô của dạ dày.

Theo TS Vũ Hải cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày chưa được xác định nguyên nhân nhưng các yếu tố nguy cơ thì thể hiện rõ. Đặc biệt là 4 yếu tố sau:

Thứ nhất: nguyên nhân gây ung thư dạ dày do HP (HP là từ viết tắt của cụm từ Helicobacter pylori). Đây là loại vi khuẩn gram (-), được nuôi trong môi trường gelose máu hoặc gelose socolat. Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô.

Vi khuẩn HP sống được trong môi trường ít ôxy, và axit như dạ dày vì loại vi khuẩn này có khả năng sản suất ra một lượng lớn urease tạo môi trường HP của dạ dày thành môi trường kiềm.

Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có khả năng sản xuất ra catalase, các chất ngoại độc tố… các chất này gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng hoặc viêm loét dạ dày. 80% trường hợp mắc dạ dày là do virut HP gây nên. Nguy hiểm hơn, có đến 90% trường hợp người mắc ung thư dạ dày có mặt của vi khuẩn này.

Chuyên gia chỉ rõ 4 nguyên nhân gây bệnh ung thư nguy hiểm nhất - Ảnh 1.

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

Thứ hai: Viêm dạ dày mãn tính. Những bệnh nhân bị viêm đau dạ dày nên kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ. Bởi đối tượng bị viêm loét dạ dày có nguy cơ ung thư hoá cao hơn những người khác. Các bác sĩ khuyến cáo, việc kiểm tra thường xuyên sẽ biết được những bất thường trong cơ thể và có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.

Thứ 3: Đã có những nghiên cứu cho thấy, yếu tố gen có một vai trò tiềm tàng trong quá trình sinh ra bệnh ung thư của dạ dày. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu trong nhóm tiền sử gia đình có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Có những gia đình nguy cơ cao gấp 2-3 lần so với cộng đồng và những người nhóm máu A cũng có tỷ lệ ung thư cao hơn.

Thứ 4: Ăn nhiều thực phẩm hun khói, dưa muối, chiến nướng. Đặc điểm chung của những món ăn chiên, rán, nướng… là giàu năng lượng, màu sắc hấp dẫn và hương vị vô cùng cuốn hút.

Tuy nhiên các nhà khoa học luôn khuyến cáo mọi người cần chú ý sử dụng đồ chiên rán một cách hợp lý và điều độ. Việc tiêu thụ quá nhiều sẽ gây tích tụ heterocyclic amines trong cơ thể - một chất gây ung thư nguy hiểm.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ung thư dạ dày cũng thường gặp hơn ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, một phần Đông Âu và châu Mỹ La Tinh so với ở Mỹ. Bởi người dân ở những nước này ăn nhiều thực phẩm được phơi khô, xông khói, ướp muối hoặc ngâm chua.

Các nhà khoa học tin rằng việc ăn các thực phẩm được chế biến theo những cách này có thể đóng một vai trò trong phát triển ung thư dạ dày. Còn trong dưa muối, cá muối có chứa chất nitrosamine là yếu tố gây ung thư đã được các nhà khoa học cảnh báo.

TS Vũ Hải cho biết, ngoài ra còn yếu tố di truyền gây ung thư dạ dày cũng được nhắc tới nhiều. Bia rượu cũng là tác nhân gây ung thư dạ dày, vì bia rượu tác động lên niêm mạc dạ dày gây viêm dạ dày và có thể thành ung thư. Thuốc lá cũng được xem là tác nhân gây ung thư dạ dày.

Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn, khó nhận biết

TS Hải cho rằng, dù là bệnh ung thư đứng hàng thứ 2 ở cả hai giới, nhưng đáng tiếc là ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường có rất ít triệu chứng, khi được chẩn đoán thì thường bệnh đã nặng. Điều trị ung thư dạ dày bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, hoặc xạ trị.

Các phương pháp điều trị mới như, điều trị sinh học và cải tiến các biện pháp hiện nay đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng giúp chẩn đoán sớm và điều trị ung thư dạ dày.

Về triệu chứng của ung thư dạ dày, các bác sĩ thường chia ra các giai đoạn sớm. Nhưng triệu chứng mơ hồ của bệnh thường chỉ là cảm giác nóng rát, thượng vị nên người bệnh dễ bỏ qua. Chỉ số ít bệnh nhân phát hiện được khi tình cờ đi kiểm tra sức khoẻ.

Chuyên gia chỉ rõ 4 nguyên nhân gây bệnh ung thư nguy hiểm nhất - Ảnh 2.

Khi có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu cần sàng lọc ung thư dạ dày

Giai đoạn muộn của bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau thượng vị, sụt cân, chướng bụng, khó tiêu hoá. Lúc này, bệnh dễ nhầm với các bệnh viêm đường tiêu hoá khác.

Giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân bị hẹp môn vị, xanh xao, sụt cân, chảy máu dạ dày… lúc này bệnh nhân đến viện thì đã quá muộn. Cơ hội bệnh nhân được phẫu thuật trị bệnh cũng giảm.

Theo TS Hải, với tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày cao như hiện nay, tốt nhất bất kỳ ai cũng nên khám định kỳ tổng quát và nội soi dạ dày ở độ tuổi 40 trở lên . Ở Nhật Bản, Hàn Quốc họ sàng lọc thường xuyên 3 – 6 tháng nhưng Việt Nam chưa làm được điều đó. TS Hải cho biết ít nhất cũng nên nội soi dạ dày 1 năm 1 lần.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng như:

- Hẹp môn vị gây tắc nghẽn và không tiêu hoá được.

- Gây chảy máu do ổ loét ăn sâu vào mạch máu gây chảy máu ồ ạt bệnh nhân có thể tử vong ngay.

- Di căn và gan, phổi gây biến chứng cho bệnh nhân suy giảm chức năng các cơ quan, đau vào tử vong rất nhanh.

Phòng tránh ung thư dạ dày từ các yếu tố gây bệnh như trên ta nên tránh thực phẩm nấm mốc, các chất có trong thực phẩm, diệt trừ HP, chế độ ăn giàu dinh dưỡng, hoa quả tươi, rau xanh.

Theo Trí Thức Trẻ

bệnh ung thư

viêm loét dạ dày

ung thư dạ dày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.