Điều trị rối loạn lipid huyết

Rối loạn lipid huyết là tình trạng hàm lượng chất béo ở trong máu như cholesterol và triglycerid vượt quá giới hạn bình thường. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới từ 45 tuổi và nữ giới từ 55 tuổi trở đi.

Đối với phụ nữ, đây là giai đoạn tiền mãn kinh nên có nguy cơ cao đối với việc xảy ra rối loạn hơn. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như: tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá…

Lipid là chất béo gồm nhiều loại, nhưng có 2 loại quan trọng là cholesterol và triglycerid. Cholesterol được xem như nguyên liệu để cơ thể biến thành các chất sinh học khác (như tạo thành acid mật tạo mật và các hormone có cấu trúc steroid). Còn triglycerid sẽ chuyển thành acid béo và biến thành năng lượng. Một khi bệnh nhân mắc chứng rối loạn lipid huyết cần có sự tư vấn kịp thời của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, đột quị, nhũn não… ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh: rối loạn lipid huyết nếu không được chữa trị tốt sẽ đưa đến bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức (ĐH Y Dược TP.HCM), hiện nay thuốc điều trị rối loạn lipid huyết rất đa dạng, chia thành nhiều nhóm. Để đạt hiệu quả trong điều trị bệnh, việc lựa chọn thuốc luôn được các bác sĩ cân nhắc hàng đầu nhằm tránh tối đa tác dụng phụ.

- Thuốc tác động trên sự hấp thu cholesterol: resin liên kết axít mật, tăng tổng hợp axít gan mật, giảm cholesterol trong gan, giảm sự tổng hợp triglycerid. Tác dụng phụ có thể gây trướng bụng và một số rối loạn ở hệ tiêu hóa.

- Thuốc tăng hoạt tính kích thích sử dụng mỡ cơ thể: fibrat. Thuốc lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ói, tiêu chảy, sỏi mật, đau cơ, vọp bẻ đôi khi nhức đầu. Không dùng cho các trường hợp suy gan, thận, phụ nữ mang thai và cho con bú. Bệnh nhân phải kiểm tra men gan hai tháng sau khi dùng thuốc điều trị.

- Thuốc tác động trên sự tổng hợp cholesterol: các statin giảm tổng hợp cholesterol. Tác dụng phụ có thể gây tiêu cơ vân, tăng men gan, đau yếu cơ. Sự tương tác thuốc: tăng độc tính khi dùng chung với bưởi. Do sự tổng hợp cholesterol diễn ra vào ban đêm nên bác sĩ khuyên dùng thuốc vào buổi chiều.

- Thuốc gây ức chế sự hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu: clofirat, tenofibrat, gemfibrorit, thuốc tác động lên sự giảm cholesterol và một số thuốc khác có tác dụng tương tự như: ezetimib, acid omega-3.

Bệnh nhân chỉ bắt đầu dùng thuốc khi thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động khoảng 6 tháng mà chưa đạt mục tiêu về giảm lipid huyết. Trong điều trị bằng thuốc tùy theo sự rối loạn thành phần lipid huyết não mà dùng thuốc cho phù hợp, đã có trường hợp không dùng đơn trị liệu mà phải dùng cả hai thuốc trở lên.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức khuyên, với bệnh nhân mắc rối loạn lipid huyết: không nên hút thuốc lá; duy trì nghiêm túc việc kiêng mỡ động vật và thực phẩm nhiều cholesterol; ăn nhiều rau quả, chất xơ và chất đạm.

Theo Nhật Thương



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.