Dùng khăn giấy bẩn rất nhiều nguy cơ: Chuyên gia chỉ cách phân biệt khăn giấy bẩn - sạch

Làm thế nào để các chủ quán ăn và người tiêu dùng phân biệt được đâu là giấy sạch và đâu là giấy bẩn?

Làm thế nào để các chủ quán ăn và người tiêu dùng phân biệt được đâu là giấy sạch và đâu là giấy bẩn?

Khăn giấy là vật dụng rất phổ biến nhưng lại ít ai quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ. Gần đây, hàng loạt các cơ sở sản xuất, tái chế khăn giấy bẩn bị phát hiện gây không ít hoang mang và lo lắng cho người tiêu dùng.

Cả ngàn người "Khuất mắt trông coi"

Những nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn khi sử dụng giấy ăn bẩn, sự vô tâm, bất chấp hậu quả và vì lợi nhuận cá nhân của các chủ hàng ăn cũng góp phần tiêu thụ mặt hàng giấy bẩn tràn lan và không có kiểm soát trên thị trường.

Theo chân chị Vũ Minh Phương (Phường Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội) đến một quán ăn sáng nằm trên chợ Nghĩa Tân, không khó để nhìn thấy những hình ảnh khách ngồi ăn sử dụng giấy ăn cho nhiều hoạt động khác nhau, từ lau bàn, lau bát đũa đến lau miệng, lau mặt.

Đây cũng là thói quen của rất nhiều người khi quá tin tưởng vào loại giấy đa chức năng này, họ chẳng cần quan tâm loại giấy mình đang dùng có sạch hay không.

"Cá nhân tôi nghĩ giấy bình thường ở quán sẽ không được đảm bảo như giấy ở gia đình hay dùng, nhưng một khi đã vào quán ăn, hiếm thấy ai mà không sử dụng những chiếc khăn giấy để lau, khuất mắt trông coi, dùng thì vẫn phải dùng.

Giấy nào cũng qua tẩy rửa nên đều trắng tinh với mắt thường thì khó mà nhận biết được đâu là giấy sạch đâu là giấy bẩn" – Chị Phương phân trần.

Dùng khăn giấy bẩn rất nhiều nguy cơ: Chuyên gia chỉ cách phân biệt khăn giấy bẩn - sạch-1

 

Đồng quan điểm với chị Phương, anh Nhất Nam (Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội) nói: "Suy cho cùng, trong mỗi chúng ta khi đi ăn quán vỉa hè có mấy ai từ chối lau miệng bằng một tờ khăn giấy để sẵn trên bàn. Đến quán ăn lấy giấy để lau bát lau đũa, thấy nó cũng bình thường, sau này thì không biết nhưng trước mắt không có vấn đề gì xảy ra.

Thấy khăn giấy khô ráo thì dùng thôi! Nếu có quan tâm thì chúng tôi là dân thường không thể biết được nguồn gốc của những túi khăn này ở đâu ra. Tôi cũng như cả ngàn người tiêu dùng chỉ mong các doanh nghiệp sản xuất sao cho thật vệ sinh, có tái chế cũng phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng".

Không chỉ các hàng quán ngoài đường mà ngay tại trong các gia đình, giấy luôn là vật dụng được dùng khá nhiều, nhất là khi cần vệ sinh cho trẻ nhỏ. Điều đáng nói là giấy ăn, giấy vệ sinh hay khăn giấy ướt đều được dùng cùng với một mục đích như nhau.

Việc vơ cuộn giấy vệ sinh thay cho giấy ăn gần như đã là quá bình thường và dường như cũng chẳng mấy ai bận tâm là điều đó có hại cho sức khỏe hay không. Các nguy cơ từ việc dùng khăn giấy bẩn có thể kể đến như: Bệnh đường miệng, đường tiêu hóa, suy hô hấp, da, mắt.

Nguy cơ tiềm ẩn khi dùng khăn giấy lau bát, đũa

Việc sản xuất khăn giấy có sử dụng nhiều hóa chất phụ gia độc khác như javen, cao lanh, xenlolo, keo... để tẩy trắng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng.

Thực tế cho thấy, hiện nhiều hàng quán bình dân thường sử dụng giấy lau kém chất lượng, không có nhãn mác, màu tối, bở và dễ rách, bằng mắt thường có thể quan sát thấy nhiều tạp chất lợn cợn.

Việc sử dụng giấy tái chế để lau tay, miệng hoặc chén, đũa, mùn giấy và tạp chất có thể bám lại trên bề mặt gây độc cho người dùng khi tiếp xúc qua da hoặc nuốt vào. Về lâu dài, giấy tái chế có thể gây bệnh về hô hấp, da và mắt. Mặt khác dùng giấy kém chất lượng lau chùi vệ sinh vùng kín có thể dẫn đến viêm nhiễm, bệnh trĩ.

Theo PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh – Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, phần lớn các loại khăn giấy thông thường được các doanh nghiệp làm từ giấy tận thu hay còn gọi là giấy tái chế, rất ô nhiễm môi trường, bao gồm các vi sinh vật, hoặc là các chất bị ô nhiễm trong nguồn nước.

"Ngành công nghiệp giấy nếu làm khô thì phải dùng máy sấy để sấy, thế nhưng ở các xưởng sản xuất quy mô nhỏ, họ không có điều kiện dùng máy sấy chuyên dụng mà họ làm khô bằng việc sấy phơi rất đơn giản.

Sau đó giấy trực tiếp tác động đến bát, thìa, đũa để chúng ta ăn, thậm chí còn tác động đến miệng sau khi ăn xong. Điều dễ nhận thấy là chúng tiếp cận đến đường tiêu hóa của chúng ta rất nhanh, và dó đó nó gây độc hại cho con người", PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên thay đổi thói quen và tốt nhất hạn chế sử dụng các sản phẩm khăn giấy.

Dùng khăn giấy bẩn rất nhiều nguy cơ: Chuyên gia chỉ cách phân biệt khăn giấy bẩn - sạch-2

Phân biệt khăn giấy sạch và khăn giấy bẩn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giấy, có giấy được sản xuất từ nguyên liệu mới hoàn toàn nhưng cũng có giấy được tái chế từ các vật liệu cũ để đưa vào sử dụng.

Khăn giấy bẩn và khăn giấy sạch khác nhau từ 2 yếu tố: Nguyên liệu và quy trình sản xuất. Nguyên liệu "sạch" phải làm bằng 100% bột giấy nguyên chất (gỗ, tre, nứa,..) chưa qua sử dụng hoặc được đảm bảo các quy trình xử lý với giấy tái chế. Các cơ sở sản xuất khăn giấy đạt chất lượng phải, đảm bảo nhiều tiêu chí an toàn và vệ sinh.

Khăn giấy bẩn thì ngược lại, dùng nguyên liệu và quy trình sản xuất không đảm bảo chất lượng. Vậy làm thế nào để các chủ quán ăn và người tiêu dùng phân biệt được đâu là giấy sạch và đâu là giấy bẩn?

Người tiêu dùng nên tìm các loại giấy ăn, giấy vệ sinh tại những cơ sở có uy tín, tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Không nên tùy tiện sử dụng các loại giấy ăn tại hàng ăn đường phố, tuyệt đối không sử dụng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn.

Ngoài các loại giấy thông thường thì khăn giấy ướt cũng là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng, vì vừa tiện lợi lại giá thành không quá đắt đỏ.

Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quá lạm dụng nó như một vật dụng đa năng, và nếu dùng nhầm hàng giả thì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.

Trên thực tế đã có không ít trường hợp bị dị ứng da do sử dụng các loại giấy ướt không có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Các chuyên gia về công nghệ sinh học và sức khỏe con người cũng khuyến cáo, việc phân biệt đâu là khăn giấy bẩn đâu là khăn giấy sạch thôi chưa đủ, quan trọng là người tiêu dùng hãy thật thông minh và sáng suốt để lựa chọn cho mình sản phẩm đảm bảo sức khỏe nhất, không nên chủ quan với những việc làm dù là nhỏ để tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn ướt để từ đó sớm ngăn chặn những mầm bệnh lưu động trên thị trường.

Theo Trí thức trẻ


giấy vệ sinh

giấy ăn

gây hại cho sức khỏe

khăn giấy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.