Được mẹ địu chắc chắn nhưng đứa trẻ vẫn tử vong, bài học sâu sắc cho cha mẹ!

Nghiên cứu chỉ ra rằng các chấn thương được gây ra cho trẻ khi được mẹ địu nặng gấp 17 lần so với bình thường.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các chấn thương được gây ra cho trẻ khi được mẹ địu nặng gấp 17 lần so với bình thường.

Mặc dù có nền kinh tế phát triển nhưng đạp xe đạp trên đường phố từ lâu vẫn trở thành thói quen và nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Thậm chí khi đi trên đường phố nước này, không khó để bắt gặp cảnh một bà mẹ đang địu con và đạp xe đạp. Tuy nhiên, sau vụ việc xảy ra vào tháng 5/2016 với một đứa trẻ được mẹ địu khi đi xe đạp, nhiều bậc phụ huynh cũng như các chuyên gia nước này lưu tâm hơn đến vấn đề an toàn khi mang theo trẻ nhỏ đi xe đạp.

Mẹ Nhật thường có thói quen địu con và đi xe đạp. Ảnh minh họa

Theo chia sẻ trên trang Asahi của Nhật Bản, mặc dù đã 2 năm kể từ ngày xảy ra vụ việc nhưng nhiều người vẫn không khỏi đau lòng mỗi khi nhắc lại. Hôm đó là ngày 16/5, một người phụ nữ đang đạp xe đạp trên đường phố Kokubunji, Tokyo. Sau khi va chạm với một chiếc xe khác lúc băng qua đường, nơi không được phép băng qua, người phụ nữ địu đứa trẻ trên lưng đã ngã xuống đất. Điều đáng tiếc là đứa trẻ bị đập phần đầu xuống đất và bị chấn thương nặng, dẫn đến tử vong.

Trẻ được cha mẹ địu khi bị ngã có nguy hiểm?

Ngay sau vụ việc xảy ra, một nhóm các bác sĩ Nhi khoa và nhà nghiên cứu Safe Kids Japan (SKJ) - tổ chức phòng ngừa tai nạn trẻ em  - đã có cuộc họp với nhau để bàn biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ nhỏ khi đi xe đạp.

Họ đã phân tích xem đứa trẻ sẽ phải chịu những thương tích nào nếu được mẹ địu khi đi xe đạp và vô tình bị ngã xuống.

Kết quả được đưa ra khá bất ngờ, mặc dù đã được mẹ nâng đỡ nhưng mức độ nguy hiểm dành cho đứa bé lên tới mức đáng báo động, gấp 17 lần so với những chấn thương khác mà trẻ gặp phải.

Vào tháng 8/2016, Viện Công nghệ Tokyo đã làm một thử nghiệm với mô hình hai con búp bê mô phỏng người mẹ đang địu con và đi xe đạp để xem xét về mức độ chấn thương.

 

Các nhà nghiên cứu thực hiện với một con búp bê lớn (người mẹ) địu sau lưng đứa con nhỏ.

 

Chiếc xe đạp đang đi thì có người giật nhẹ dây phía sau

 

Khi bị ngã, cả đầu người lớn và đứa bé đều đập xuống đất

Thậm chí có khi đầu đứa trẻ còn đập xuống trước và mạnh hơn so với người lớn

Búp bê giả cảm biến giúp các nhà nghiên cứu nhận biết được chính xác mức độ va đập.

Những lưu ý khi địu con nhỏ để bé được an toàn

Địu con là việc đã có từ rất lâu và nhờ các sản phẩm hiện đại mà việc địu con ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, dùng địu không đúng cách có thể gây hại cho trẻ. Đặc biệt là khi gặp tai nạn. Ngoài ra, sử dụng địu sai cũng khiến trẻ khó chịu, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng như bị ngạt thở, gãy đốt sống.

Dưới đây là những lưu ý khi dùng địu để địu con, chăm sóc con cha mẹ cần nhớ:

- Chọn loại địu phù hợp: Ở lứa tuổi sơ sinh, khi mua nên chọn địu theo tư thế nằm sẽ tốt hơn so với địu có tư thế ngồi. Vì ở lứa tuổi sơ sinh, vùng đầu và cổ của bé chưa phát triển hoàn thiện, tư thế địu ngồi có thể khiến cho vùng cổ của bé bị chấn thương nếu bé còn quá nhỏ. 

- Địu đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: Luôn đặt trẻ ở tư thế sao cho dễ thở nhất, để cằm không bị gập xuống ngực và luôn đảm bảo một khoảng cách bằng một hoặc hai ngón tay người lớn giữa cằm và ngực trẻ. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong dụng cụ địu trẻ để đảm bảo rằng trẻ không bị nóng.

- Lựa chọn địu chất lượng: Một chiếc địu đạt chuẩn chất lượng sẽ có kích thước các bộ phận khớp với nhau, phần quai chắc chắc để tránh trường hợp dây đứt làm rơi trẻ.

- Hạn chế vận động mạnh: Khi đang địu con nhỏ nên hạn chế các vận động mạnh như đạp xe, chạy nhảy... Chỉ nên hoạt động ở mức vừa phải để bé không cảm thấy khó chịu mà an toàn.

Theo BS Phan Văn Tiếp, Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi (Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM) cho biết trên báo Gia đình và Xã hội, không ít bậc cha mẹ dùng địu khi trẻ chỉ 2-3 tháng tuổi, điều này không nên.

Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cơ cổ còn rất yếu nên trẻ không thể nâng nhấc đầu của mình được. Tấm địu có thể chèn lên mũi và miệng bé, bịt đường thở và nhanh chóng khiến bé bị ngạt trong vòng vài phút. Hơn nữa là khi đặt nằm trong địu, khả năng cằm bị gập xuống ngực là rất lớn và cũng vì cơ cổ yếu nên trẻ không thể tự ngóc lên được. Tư thế này đã chặn đường thở của trẻ khiến trẻ nghẹt thở, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ cơ xương của trẻ sau này.

Theo Khám phá


tử vong

tai nạn trẻ em

chấn thương


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.