Hành trình gieo mầm sống

Mùa xuân, khống khí ấm áp,giao hòa, là mùa của tình yêu, mùa của sự kết đôi, mùa của sự sinh sôi... trongkhông khí ngày xuân ấy, cái khao khát được sum vầy, ước mơ về những đứa con, sựnối tiếp thế hệ, nối tiếp đời người của các cặp vợ chồng dường như cũng trở nênmạnh mẽ hơn.

Mùa xuân, khống khí ấm áp,giao hòa, là mùa của tình yêu, mùa của sự kết đôi, mùa của sự sinh sôi... trongkhông khí ngày xuân ấy, cái khao khát được sum vầy, ước mơ về những đứa con, sựnối tiếp thế hệ, nối tiếp đời người của các cặp vợ chồng dường như cũng trở nênmạnh mẽ hơn. Dẫu rằng, không phải tất cả cặp vợ chồng đều gặp suôn sẻ trong hànhtrình gieo mầm sống của mình...

Sự bắt đầu của mầm sống

Quá trình trứng và tinh trùngphối hợp để tạo thành hợp tử được gọi là thụ tinh hoặc thụ thai. Quá trình nàydiễn ra ở vòi trứng. Tuy nhiên, sự thụ tinh có thể sẽ không xảy ra nếu tinhtrùng không vượt qua đoạn đường dài và nhiều may rủi từ âm đạo đến vòi trứng.Bởi vì, môi trường âm đạo của người phụ nữ thưởng có độ axits cao, chất này sẽlàm chết một số tinh trùng. Bên cạnh đó, một số tinh trùng có thể sẽ bị chết bởicác kháng thể của phụ nữ (một loại kháng thể khác tương tự sinh ra để chống lạisự viêm nhiễm). Một số tinh trùng khác, tuy tới được vòi trứng nhưng do bơi saihướng, nghĩa là vào ống không chứa trứng, nên cũng không thể thụ thai.

Theo TS Nguyễn Viết Tiến, Giámđốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tỷ lệ hiếm muộn ở nam và nữ là tương đươngnhau (đều chiếm khoảng 40% các trường hợp hiếm muộn), còn lại khoảng 10% đến 20%các trường hợp hiếm muộn là không tìm ra nguyên nhân.

Ở nữ giới, hiếm muộn thường docác nguyên nhân: Viêm, dính vòi trứng khiến cho trứng và tinh trùng khó hoặckhông di chuyển được trong vòi trứng: Sự rụng trứng bất thường: Không rụng trứnghoặc rụng trứng không đều nên khó thụ thai. Bên cạnh đó, các bệnh lý ở tử cungnhư lạc nội mạc tử cung, sẽ gây dính tử cung, buồng trứng, vòi trứng vào ruộthay các cơ quan lân cận làm cho trứng không di chuyển được vào vòi trứng. Hoặc,chất nhầy cổ tử cung có kháng thể kháng tinh trùng làm tinh trùng bị kết dínhhay không hoạt động được và bị thải ra ngoài.

Hành trình gieo mầm sống

(Ảnh minh họa)

Ngoài các yếu tố về bệnh lý nóitrên, khả năng sinh sản của người phụ nữ còn chịu ảnh hưởng của: Tuổi tác, tìnhtrạng dinh dưỡng, tâm sinh lý... Tuổi của người phụ nữ càng cao tỷ lệ có thai tựnhiên càng giảm. Ở những phụ nữ dưới 35 tuổi, tỷ lệ có thai tự nhiên trung bìnhcao gấp đôi phụ nữn trên 35 tuổi. Bên cạnh đó, sự sản xuất hormone cần thiết choquá trình rụng trứng cũng bị ảnh hưởng bởi trọng lượng cơ thể. Cơ thể quá gầyhoặc quá béo đều gây ra hiện tượng ngừng hoạt động tạm thời của buồng trứng,khiến người phụ nữ bị muộn hoặc mất kinh. Ngoài ra, sự rối loạn chu kỳ kinhnguyệt cũng có thể xảy ra khi phụ nữ thường xuyên phải làm việc trong trạng tháicăng thẳng, hoặc tiếp xúc với các hóa chất, dược phẩm độc hại, tia phóng xạ....

Đáng lưu ý, theo TS Nguyễn HuyBạo, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hiện nay do nhịp sống công nghiệp căngthẳng, công việc bề bộn nên ngoài việc lập gia đình trễ, nhiều cặp vợ chồngthường không muốn có con sớm trong vòng 1 đến 2 năm đầu sau khi cưới. Trongkhoảng thời gian đó, họ đã dùng các biện pháp ngừa thai, thậm chí "bỏ" thai. Tuynhiên, đến khi họ muốn có thai thì do tuổi cao, viêm nhiễm sau nạo phá thai, tácđộng của thuốc ngừa thai dùng trong thời gian dài... lại khiến họ rơi vào tìnhtrạng hiếm muộn. Đặc biệt, cùng với tư tưởng "sống thoáng" của nhiều bạn trẻhiện nay, tình trạng nạo phá thai của thanh niên, vị thành niên ở nước ta đangcó xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, những trường hợp phá thai không an toàn,gây nhiễm khuẩn phần phụ đã làm tăng đáng kể những trường hợp hiếm muộn. Mặtkhác, việc "sống thoáng", quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cũng dễ lây làmnhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà...dẫn tới giảm tỷ lệ có thai tự nhiên.

Cũng theo TS Nguyễn Huy Bạo, mặcdù hiện nay ở nước ta chưa có một nghiên cứu cụ thể về tác động của yếu tố môitrường đối với khả năng có thai của người phụ nữ nhưng tình trạng ô nhiễm cáchóa chất độc hại trong thức ăn, nước uống... gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏecon người, trong đó có khả năng sinh sản.

Làm gì để tăng khả năng cóthai?

Như đã phân tích ở trên, có rấtnhiều yếu tố có thể gây cản trở khả năng thụ thai của người phụ nữ. Đặc biệt làtrong cuộc sống hiện đại, khi con người đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về ônhiễm môi trường, hóa chất độc hại và các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục...

Vậy, có thể làm gì để tăng khảnăng có thai không? Theo các nhà chuyên môn, để làm được điều này, trước tiên,các cặp vợ chồng cần có một sức khỏe tốt và có sự hòa hợp trong đời sống vợchồng. Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh,có chế độ sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi hợp lý; nên hạn chế các đồ uống có cồn,cafein, bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc, thực hiện chế độ ăn uống cân bằngdưỡng chất, vitamin, muối khuáng, đặc biệt các vitamin A,C,E... và nên đi bộ 30phút mỗi ngày. Đây là một hình thức luyện tập đơn giản, giúp tăng tuần hoàn máuở vùng xương chậu và tử cung. Mặt khác, luyện tập thường xuyên cũng giúp duy trìtrọng lượng chuẩn và cũng là cách để cải thiện tâm trạng, giúp giải tỏa stressvà căng thẳng.

Theo Kim Dung
Hành trình gieo mầm sống



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.