- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Họ nhà cải làm thuốc
Họ nhà cải không chỉ cho nhiều loại rau ngon, bổ, giúp giải nhiệt mùa nóng mà đằng sau loại rau hết sức quen thuộc, bình thường này, còn mang lại những bài thuốc hay chữa bệnh.
Họ nhà cải không chỉ chonhiều loại rau ngon, bổ, giúp giải nhiệt mùa nóng mà đằng sau loại rau hếtsức quen thuộc, bình thường này, còn mang lại những bài thuốc hay chữa bệnh.
Cải xoong
Tính vị:Cải xoong hay còn gọi xà lách xoong, là một loại rau tốt cho cơ thể. Cảixoong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảmđau, thanh phế tư dưỡng. Từ thời Trung cổ, người ta đã dùng làm thuốc lọcmáu và trị bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, cải xoong còn có tác dụng kích thíchtiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, lợi tiểu, giảm đường huyết, trịgiun và giải độc nicotin.
Công dụng, chỉ địnhvà phối hợp: Cải xoong được dùng làm thuốc uốngtrong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnhscorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao, ho và các bệnh đường hô hấp, cảm cúm,sỏi mật, các bệnh về gan mật, sỏi thận và các bệnh đường tiết niệu; ký sinhtrùng đường ruột; thấp khớp.
Dùng ngoài chữa bệnh ngoàida: eczema, ghẻ, hắc lào, rụng tóc, bệnh về da đầu, vết thương, ung nhọt,mụn tràng nhạc, lở loét, đau răng, viêm lợi răng.
Có thể dùng tươi ăn sống nhưxà lách, hoặc giã ra lấy nước cốt uống, lấy dịch xoa, làm thuốc xức. Cũng cóthể hãm uống. Liều dùng 50-100g.
Đơn thuốc:
1. Nóng bức mùa hè, ngườimệt, hắt hơi: dùng cải xoong một nắm (60g), rửa sạch, vò hay giã nát, thêmnước, lọc và pha đường uống.
2. Trị giun, giải độc, lợitiểu: dùng cải xoong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm cảixoong, 3 củ hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước, uống ngày 2ly giữa các bữa ăn.
3. Tàn nhang: dùng 3 phầndịch cải soong, 1 phần mật ong quậy đều, dùng vải mềm tẩm thuốc xoa sáng vàchiều, để khô rồi rửa sạch.
Cải thìa
Cải thìa có nhiều vitamin A,B, C. Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào, đứng vào bậc nhất trong các loạirau. Sau khi phơi khô, hàm lượng vitamin C vẫn còn cao.
Tính vị, tác dụng:Cải thìa là thực phẩm dưỡng sinh, ăn vào có thểlợi trường vị, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa bệnh ngoài da. Cải thìa cótác dụng chống scorbut, tạng khớp và làm tan sưng.
Công dụng, chỉ địnhvà phối hợp: Cây trồng để lấy lá làm rau xanh.Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào,nấu, cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc để muối dưa. Ngoài ra, cải thìacòn được sử dụng:
1. Làm thuốc thanh nhiệt:Người bị bệnh nội nhiệt nặng, môi khô hay lưỡi sinh cam, chân răng sưngthũng, kẽ răng chảy máu, họng khô cứng; thường gọi là bệnh tân dịch khôngđủ, nội hỏa bốc lên; mà nguyên nhân là do thiếu vitamin C. Có thể dùng cảithìa làm nguồn cung cấp vitamin C sẽ giúp điều trị bệnh này. Nấu canh raucải thìa ăn còn cho tác dụng thanh hỏa rất tốt.
2. Nước ép cải thìa có lợicho trẻ em, trị nội nhiệt: Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũnglà thiếu vitamin C. Hoặc như khóe mắt có nhử dính, ghèn mắt dính chặt, mimắt hoặc môi khô, ngủ không được, hay khóc đêm, chỉ cần lấy cải thìa dầmnát, cho nước sôi để nguội vào, lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, đútcho trẻ uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ mút. Sau 1 tuần, hiện tượng nộinhiệt mất dần.
3. Trị bệnh hoại huyết: Dùngcải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thườngvà phòng chống bệnh hoại huyết, nhất là đối với người đi tàu viễn dương xađất liền nhiều ngày. Người ta biết được điều này cách đây 700 năm.
Cải xanh
Còn gọi là cải bẹ xanh, haycải cay. Ở nước ta, cải xanh được trồng rất phổ biến khắp cả nước làm rauăn, có thể trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều.
Dưa cải là món ăn thôngthường. Có thể dùng ăn sống chấm với nước thịt kho, cá kho, nước mắm, nấucanh với thịt, với cá, tép, tôm, chưng cá, xắt nhuyễn chưng với trứng vịt,hay kho với thịt. Dưa cải có thể muối ăn liền (muối xổi), chọn cây có ngồng,cắt khúc, phơi héo rồi muối trong 1-2 ngày để ăn; hoặc muối dưa để lâu(nguyên cây phơi héo, muối trong hũ để ăn trong 2-3 tháng).
Tính vị, tác dụng:Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụngnhư hạt mù tạc đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%) chếmù tạc làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Trong y học Đông Phương, hạtcải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng an thần, tiêu hóa đờm thấp,tiêu thũng, giảm đau.
Công dụng, chỉ địnhvà phối hợp: Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ,chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng dùng làmthuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau.
Đơn thuốc:
1. Chữa ho hen, đờm suyễn ởngười già: hạt cải xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8-12g, sắc uống,ngày uống 2-3 lần.
2. Viêm khí quản: Hạt cảixanh (sao) 6g, hạt cải củ (sao) 10g, hạt cải bẹ (sao) 10g, nước 600ml, sắccòn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
3. Đơn độc sưng tấy: Hạt cảixanh tán nhỏ, trộn giấm, làm cao dán, đắp ngoài…
Cải cúc
Còn gọi là rau tần ô. Vềthành phần hóa học: cải cúc chứa nhiều vitamin B, C và một số vitamin A.Ngoài ra còn các chất khác như adenin, chlonin, lipid, glucid, protid.
Tính vị, tác dụng:Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như mộtloại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hóa, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Công dụng, chỉ địnhvà phối hợp: Cải cúc có thể dùng ăn sống như xàlách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Còn dùng làm thuốc chữa ho lâungày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trịbệnh lậu; hoa được dùng thay thế Dương cam cúc như là một chất thơm đắng vàlợi tiêu hóa.
Đơn thuốc:
1. Chữa ho trẻ em: Dùng lácải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chianhiều lần uống trong ngày.
2. Những người ăn uống kémtiêu, viêm lỵ, hay đau mắt: Dùng cải cúc ăn sống hoặc nấu canh ăn, đều cótác dụng trị bệnh tốt.
Theo Song Linh
-
Sức khỏe2 giờ trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe3 giờ trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe6 giờ trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe19 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe23 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.