Hoa quả ngâm hóa chất cấm: Đầu độc cộng đồng?

Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng và thanh tra chuyên ngành đã liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh trái cây đã sử dụng chất cấm để cho hoa quả giữ được độ tươi ngon đẹp mắt, lâu hỏng.

Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng và thanh tra chuyên ngành đã liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh trái cây đã sử dụng chất cấm để cho hoa quả giữ được độ tươi ngon đẹp mắt, lâu hỏng.

Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng và thanh tra chuyên ngành đã liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh trái cây đã sử dụng chất cấm để cho hoa quả giữ được độ tươi ngon đẹp mắt, lâu hỏng. Theo các chuyên gia, việc làm này đã trực tiếp hủy hoại sức khỏe người tiêu dùng, cần phải có những phương pháp hướng dẫn giúp người nông dân bảo quản nông sản của mình mà không phải sử dụng đến hóa chất độc hại.

Làm chín, bảo vệ hoa quả bằng thuốc diệt cỏ (CO2,4D)

Mới đây, cơ quan thanh tra chuyên ngành, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương tiêu hủy 200kg chuối. Số chuối này của một vựa tại phường Thuận Giao, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương, do ông Vũ Xuân Tiến làm chủ sử dụng khí đá (đất đèn) và thuốc diệt cỏ CO2,4D pha với nước cho nhúng ngâm ngập chuối để làm chín đồng thời giúp cứng trái cây và bảo quản lâu hơn. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chưa cung cấp được giấy phép kinh doanh, chưa có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của chuối. Theo đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương, dung dịch CO2,4D giúp tiêu diệt các vi sinh vật bám vào trái cây, do đó nhúng vào dung dịch này không chỉ giúp trái cây nhìn tươi ngon hơn, cứng hơn, mà còn có thể bảo quản được rất lâu. Nhưng, đây là loại hóa chất độc hại, rất nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng...; Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản xử phạt 6,4 triệu đồng, yêu cầu chủ cơ sở tiêu hủy số chuối đã sử dụng hóa chất cũng như nghiêm cấm việc tái sử dụng các loại hóa chất trên.

Hoa quả ngâm hóa chất cấm: Đầu độc cộng đồng?

Việc ngâm hoa quả với hóa chất không nguồn gốc gây hại rất lớn với người sử dụng.

Trước đó, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương đã thành lập đoàn kiểm tra 6 cơ sở sản xuất, buôn bán, sử dụng hóa chất bảo quản nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh thì cơ sở này là 1 trong 6 cơ sở đã vi phạm.

Không chỉ có chuối mà gần đây có rất nhiều loại hoa quả khác cũng bị các cơ sở kinh doanh hoa quả cũng ngâm hóa chất. Điển hình, ngày 7/9/2015, một tổ công tác của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đăk Lăk cũng đã bất ngờ kiểm tra cơ sở thu mua sầu riêng Minh Tâm của ông Lê Minh Tâm (sinh năm 1978), có hộ khẩu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, tổ chức thu mua ở xã Ea Yông, huyện Krông Păk. Tại đây, tổ công tác phát hiện 4 nhân công ở đây đang có hành vi nhúng những quả sầu riêng chưa chín vào trong thùng dung dịch đã được pha hóa chất. Mục đích là để kích thích cho trái sầu riêng được chín đều và không bị các loại nấm bệnh làm hư hỏng trái sầu riêng. Đây là những hóa chất không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tiếp tục kiểm tra trong khu vực nhà kho của cơ sở này, tổ công tác phát hiện thêm 16 chai hóa chất (loại trái chín và thuốc đặc trị nấm) và hơn 100 vỏ chai hóa chất đã được sử dụng.

Hóa chất phá hủy nội tạng, suy giảm miễn dịch

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm Quốc gia cho biết, chất này khi được dùng ngâm trong chuối có thể ngấm qua vỏ, qua cuống để vào thịt quả. Khi ăn vào cơ thể CO2,4D tấn công vào cơ thể, tồn dư trong gan, phá hủy nội tạng, ảnh hưởng đến trí nhớ, làm suy giảm trí nhớ, suy giảm miễn dịch... Trong chất diệt cỏ có dioxin (chất độc da cam), nếu ăn phải chất này trong chuối thì nhiễm dioxin, làm thay đổi cấu trúc gen, phụ nữ có thể sinh con quái thai. Thực tế, khi thu hoạch chuối, nếu để chín tự nhiên thì trong một nải sẽ có quả chín trước, có quả chín sau, nên việc làm chín đồng loạt quả giúp cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Bản thân người thực hiện phun thuốc diệt cỏ CO2,4D còn đối mặt với độc hại gấp đôi người ăn phải quả phun.

Ghi nhận trong thời gian qua các lực lượng chức năng phát hiện không chỉ việc các vựa trái cây, các cơ sở kinh doanh hoa quả dùng chất cấm này để làm chín và bảo quản chuối mà nhiều loại quả khác cũng bị sử dụng chất này nhằm bảo quản các loại hoa quả. Người nông dân cần cần biết có nhiều cách làm hoa quả chín nhanh mà an toàn chứ không phải dùng thuốc diệt cỏ. Chẳng hạn như cho hoa quả thu hoạch xong sục khí ozone. Hoặc tại Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học thuộc trường Đại học Cần Thơ, đã nghiên cứu thành công việc nhúng xoài vào dung dịch Chitosan, tạo nên một lớp màng bao phủ mỏng có tác dụng chống mất ẩm, giảm hao hụt trọng lượng và kéo dài thời gian tồn trữ. Qua các thí nghiệm tại Trường đại học Cần Thơ, xoài được tồn trữ tốt nhất là ở nhiệt độ lạnh từ 10-12oC, trái xoài được bảo quản tốt nhất trong 4 tuần, thậm chí có khả năng kéo dài 6 tuần, có thể vận chuyển và phân phối đi xa. Nhiều biện pháp được sử dụng để bảo quản trái cây như: bảo quản ở nhiệt độ lạnh, sử dụng chất trích thảo mộc để phòng trừ nấm bệnh hại, sử dụng bao PE, bao màng Chitosan... Tuy nhiên, để sử dụng các biện pháp này giá thành của sản phẩm sẽ phải “đội lên” vì vậy chưa khuyến khích nhiều đối với người nông dân.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, những nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch có thể ứng dụng rộng rãi trong các siêu thị vì nơi đây có phòng lạnh và các điều kiện cần thiết để bảo quản trái cây lâu dài. Ngoài ra, khi trái cây Việt Nam hướng đến thị trường xuất khẩu thì việc bảo quản trái sau thu hoạch để kéo dài thời gian tồn trữ trong quá trình vận chuyển là một yêu cầu bắt buộc. Do đó, những công trình nghiên cứu về bảo quản trái cây sau thu hoạch hiện nay là rất cần thiết, góp phần nâng cao giá trị thương phẩm cho trái cây trên thị trường trong và ngoài nước. Giúp an toàn với con người và môi trường, có thể thay thế phương pháp tự phát mà người nông dân đang sử dụng hiện nay.

Theo Sức khỏe và đời sống



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.