Khi quai hàm bị trật

Nhai thức ăn không đúng cách, ngủ sấp, ngủ nghiêng, áp lực công việc và cuộc sống đều có thể gây ra tình trạng trên

Đang cười nói vui vẻ với các đồng nghiệp trong bữa tiệc cuối tuần, chị An Nguyên bỗng kêu lên. Bỏ dở món gà xé phay, chị nhăn mặt, tay ôm chặt một bên cằm. Phần xương hàm của chị tự nhiên cứng đơ, trẹo qua một bên làm chị đau không thể tả.

Sau khi thử đủ mọi cách nhằm đưa quai về vị trí cũ, khuôn miệng của chị Nguyên vẫn xứng đơ. Sợ quá, mấy cô bạn đồng nghiệp vội đưa chị đến bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.HCM.

Không chỉ xuất hiện khi nhai vật cứng

Tại bệnh viện, bác sĩ dùng tay bẻ quai hàm bị lệch của chị Nguyên về vị trí cũ. Dù rất đau, chị Nguyên cũng thở phào nhẹ nhõm, may mà tai nạn không gây biến chứng méo miệng hay xương khớp như chị lo sợ.

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Răng Hàm Măt TP.HCM, đau đầu, tai, mặt, cổ, vai, tai bị ù có thể là dấu hiệu sớm của sai quai hàm. Khi trật quai hàn, phần nối giữa cổ và quai hàm bệnh nhân bị cứng lại, bất cứ một cử động nhỏ nào cũng gây đâu đớn cho họ.

Nguyên nhân của triệu chứng này là do phần bắp thịt và đường gân của xương quai hàm bị chấn động mạnh nên đã lệch khỏi vị trí của chúng.

Cũng theo bác sĩ, không chỉ nhai, cắn thức ăn, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng sái quai hàm, chẳng hạn:

- Những người có thói quen nằm ngủ sấp, nghiêng, khiến xương quai hàm một bên bị ép chặt xuống gối nên dễ bị lệch.

- Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ.

- Những người làm công việc mang vác, cường độ làm việc căng thẳng, ít nghỉ ngơi, khiến các cơ ở cổ và vai luôn trong tình trạng căng cứng,

- Ngoài ra, những người thường trong trạng thái căng thằng, bị stress cũng rất dễ bị sái quai hàm,

Tai nạn có thể xảy ra khi người bệnh đang nhai thức ăn, trò chuyện. Thậm chí, một cái ngáp cũng có thể khiến quai hàm bị sái.

Cẩn thận sau khi nắn lại quai hàm

Nhiều người khá chủ quan với tình trạng sái quai hàm. Họ thường nhờ người thân hoặc những ai có bàn tay khỏe bẻ lại quai hàm cho mình. Điều này thật sự không nên, vì nếu làm không đúng, xương quai hàm bị lệch nặng hơn. Ngoài ra, tự điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến bệnh nhân bị méo miệng.

Chính vì vậy, khu xảy ra tai nạn, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp vật lý trị liệu, dùng tay nắn xương quai hàm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đeo một thiết bị trị liệu vào hàm để đưa xương hàm trở lại vị trí cũ. Trước đó, bệnh nhân có thể được uống thuốc giảm đau. Trường hợp quai hàm bị sái quá nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm.

Với những người từng có tiền sử sái quai hàm, cần giữ thăng bằng cho xương hàm. Nếu không có thức ăn trong miệng, bạn nê bỏ thói quen nhai, nghiến răng. Khi tập các bài tập thể dục xoa bóp vùng mặt, bạn cũng nên tập nhẹ nhàng, tránh các va chạm quá mạnh, ảnh hưởng đến quai hàm.

Khi ngáp hoặc cười, bạn nên chú ý đến khẩu độ của miệng. Miệng mở càng to, xương quai hàm càng phải dãn rộng và căng nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn nên chọn các loại thức ăn mềm, lỏng, tránh các món quá cứng hoặc dai, làm cho quai hàm phải hoạt động nhiều. Ngoài ra, mỗi buổi sáng, bạn nên tập thể dục cho quai hàm và khuôn mặt. Các động tác xoa bóp nhẹ xung quanh hàm nhiều lần sẽ giúp quai hàm dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Nếu bị các chứng chuột rút, co cứng ở khu vực quai hàm, bạn bên thường xuyên chườm khăn tẩm nước ấm vào các vùng cơ bắp hay bị co rút.

Với những người thường bị stress hãy học cách thư giãn, thả lỏng, có chế độ công việc, sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.