Lúc nào cũng nghe tiếng ve sầu kêu – dấu hiệu không ngờ của bệnh ung thư rất nguy hiểm

Từ đầu mùa hè, lúc nào chị Hằng cũng nghe thấy có tiếng ve sầu kêu trong tai. Đến khi đi khám chị không mới biết rằng, đó là dấu hiệu một bệnh ung thư nguy hiểm.

Từ đầu mùa hè, lúc nào chị Hằng cũng nghe thấy có tiếng ve sầu kêu trong tai. Đến khi đi khám chị không mới biết rằng, đó là dấu hiệu một bệnh ung thư nguy hiểm.

Ù tai như ve kêu có thể là dấu hiệu ung thư

Chị Trần Thị Hằng – 34 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khi nội soi vùng mũi họng bác sĩ thấy có u và nghi ngờ ung thư vòm họng.

Chị Hằng cho biết trước đó chị không phát hiện dấu hiệu gì của bệnh. Chỉ có sự khác đó là vào đầu hè chị thấy hơi ù tai và lúc nào cũng có tiếng ve sầu kêu. Xung quanh nhà chị nhiều cây nên ve kêu suốt ngày. Chị có than với người nhà nhức đầu, ù tai vì tiếng ve thì ai cũng đều đồng cảm vì chung cảnh ngộ nên chị càng chủ quan hơn.

Sau một tuần, cảm giác ù tai và tiếng ing ing trong tai nhiều hơn nên chị lên mạng tìm kiếm. Chị Hằng giật mình khi có thông tin cảnh báo triệu chứng chị đang gặp phải có thể dấu hiệu ung thư. Chị nhanh chóng đi kiểm tra và kết quả khiến chị hoang mang, bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư thật.


Khối u vùng vòm mũi họng nguy hiểm

Không giống chị Hằng, bà Đào Thị Thái – quê Yên Bái được chẩn đoán ung thư vùng vòm họng do sờ thấy hạch cổ. Bà Thái cho biết trước đó bà cũng thấy ù tai, nghe kém nhưng không biết bệnh gì và thấy không đau đớn gì nên chủ quan không đi kiểm tra sức khoẻ. Khi thấy có hạch vùng cổ ấn không đau và đau ở vùng tai có chảy mủ, mùi thối nên mới đi kiểm tra.

Khi nội soi, bác sĩ phát hiện khối u ở loa vòi, lan theo vòi Eustache ra tai giữa đây là nguyên nhân khiến bà Thái bị ù tai, nghe kém và đau trong tai lan ra vùng xương chũm. Soi tai: màng nhĩ thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu, u có thể qua hòm nhĩ và lan ra ống tai ngoài.

Bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hoá

Theo PGS Lê Minh Kỳ - Trưởng khoa ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, ung thư vòm mũi họng là bệnh ung thư phổ biến ở nước ta.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến loại bệnh ung thư này. Một số nghiên cứu cho thấy những người nhiễm virut Epsstein - Barr thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn.

Dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng những người uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá là những người dễ mắc loại bệnh ung thư nguy hiểm này.

Với ung thư vòm mũi họng, xạ trị vẫn giữ vai trò chủ đạo trong điều trị loại ung thư này, đặc biệt khi bệnh nhân được phát hiện sớm xạ trị sẽ đem lại hiệu quả cao, có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh sống trên 5 năm lên tới 90%. Do vậy, theo bác sĩ Kỳ cho biết, việc phát hiện sớm căn bệnh này là rất cần thiết.

Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010, số người sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 72%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 64%, phát hiện ở giai đoạn 3 là 62% và ở giai đoạn 4 là 38%. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tâm lý của bệnh nhân mà thời gian sống của họ có thể khác nhau.

Triệu chứng ban đầu thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư vòm mũi họng là đau đầu, nghẹt mũi một bên, ù tai một bên, chảy một vài giọt máu mũi rồi ngưng..

Hiện nay, để phát hiện sàng lọc bệnh ung thư vòm mũi họng cũng rất đơn giản chỉ cần bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ đến bệnh viện khám.

Với các phương tiện nội soi đặc biệt quan trọng trong tầm soát ung thư các vùng tai mũi họng, còn sinh thiết kết hợp với giải phẫu bệnh có ý nghĩa quyết định trong việc chẩn đoán và giúp bệnh nhân được điều trị sớm bằng xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp giữa xạ trị và hóa trị.

Để phòng bệnh ung thư vòm mũi họng, dù chưa rõ nguyên nhân nhưng theo chuyên gia ung thư vùng tai mũi họng thì không nên hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn để giảm nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư vòm họng.

Hạn chế ăn các loại đồ ăn lên men như dưa muối, cá muối, cà muối… Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe.

theo Trí Thức Trẻ


ung thư

bệnh ung thư

Ung thư vòm họng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.