Món ăn, bài thuốc từ con hến

Con hến là động vật thuộc ngành thân mềm, còn có tên khác là nghiễn nhục, sống trên mặt bùn ở đáy sông hồ. Vỏ hến có 2 mảnh, dây chằng và 2 cơ khép vỏ, 2 mảnh vỏ hến có 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Dưới vỏ là áo, mặt ngoài áo hến tiết ra tạo thành lớp đá vôi.

Con hến là động vật thuộcngành thân mềm, còn có tên khác là nghiễn nhục, sống trên mặt bùn ở đáy sônghồ. Vỏ hến có 2 mảnh, dây chằng và 2 cơ khép vỏ, 2 mảnh vỏ hến có 3 lớp: lớpsừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Dưới vỏ là áo, mặt ngoài áo hến tiết ra tạothành lớp đá vôi.

Theo y học cổ truyền, thịt hến(nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thôngkhí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn,tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.

Món ăn, bài thuốc từ con hến

Hến vừa là món ăn vừa là vị thuốc

Một số thực đơn chữa bệnh có hến

Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ em: Hến100g, sò biển 100g, gạo 50g, rễ hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Hến, sò hấp cách thủy, bỏvỏ, lấy ruột, thái nhỏ, ướp gia vị, rễ hẹ giã nhỏ; gạo nấu thành cháo. Khi cháochín, cho sò, hến và hẹ vào; đun cháo sôi lại. Ăn 1 ngày 1 lần, lúc đói; ăn liền5 - 7 ngày.

Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt hến300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50 ml, gia vị vừa đủ. Hến luộc, lấy phần thịt, lá hẹrửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào, thêm gia vị, xào chosăn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút; bắc ra ăn nóng.

Chữa chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày.

Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung,hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 -15g.

Chữa đại tiện lỏng do nóng: Vỏ hến100g, lá bưởi 50g. Vỏ hến nung, lá bưởi sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều.Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g; dùng liền trong 5 ngày.

Hến là thực phẩm thường dùngtrong các bữa ăn vào mùa hè, được chế biến thành nhiều món canh, xào, vừa giàudinh dưỡng, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảI khát, trừ phiền nhiệt,lợi tiểu,…

Canh hến nấu bầu: Hến sông 2 - 3 kg,bầu sao hay bầu trắng 1 - 2 quả non; mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừađủ. Hến ngâm trong nước sạch 3 - 4 giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nướclạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạnlấy nước luộc hến; đãi lấy thịt hến để riêng. Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầuđã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm), chohành và thì là thái khúc vào. Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm(phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khithịt hến săn lại. Hến sào để riêng hoặc cho vào canh trên. Tác dụng bồi bổ sứckhỏe, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền.

Hến xào rau bí: Hến đuợc làm theocác công đoạn như canh hến; nhưng vì làm món xào không cần nhiều nước, nên choít nước khi luộc hến. Rau bí đỏ (ngọn và lá non): ngọn non và cuống lá được tướcbỏ phần xơ, vò nát lá, rửa sạch, thái đoạn 3 - 4 cm. Cho dầu vào chảo, đun nóng,cho hành, tỏi vào, đảo đều cho có mùi thơm; cho rau bí vào, đảo đều, thêm mắm,muối và gia vị, đun rau bí chín kỹ thì cho hến sào vào, thêm ít tỏi đã đập nát,đảo đều. Công dụng: bổ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, thích hợp vớinhiều người nên ai cũng ăn được.  

 Theo Tiến sĩNguyễn Ðức Quang
SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.