Một gia đình 6 người bị trúng độc phải nhập viện chỉ vì xào rau không đúng cách

Vào ngày 20/10, theo thông tin từ Bệnh viện nhân dân số 9 thành phố Thẩm Dương cho biết: Gần đây bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều ca ngộ độc, đặc biệt là một trường hợp cả gia đình 6 người đều phải cấp cứu vì ăn đậu cô-ve chưa nấu chín.

Vào ngày 20/10, theo thông tin từ Bệnh viện nhân dân số 9 thành phố Thẩm Dương cho biết: Gần đây bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều ca ngộ độc, đặc biệt là một trường hợp cả gia đình 6 người đều phải cấp cứu vì ăn đậu cô-ve chưa nấu chín.

Bệnh viện nhân dân số 9 thành phố Thẩm Dương (Trung Quốc) đã điều trị khẩn cấp cho một gia đình có 6 người bị ngộ độc. Cả gia đình nhập viện trong tình trạng nôn ói và đau bụng. Sau khi hỏi về lịch sử ăn uống của gia đình này, bác sĩ được biết vào bữa tối hôm đó cả nhà đã ăn món đậu cô-ve xào.

Một gia đình 6 người bị trúng độc phải nhập viện chỉ vì xào rau không đúng cách-1

Gia đình 6 người bị ngộ độc sau khi ăn đậu cô-ve phải vào Bệnh viện nhân dân số 9 thành phố Thẩm Dương cấp cứu

Tuy nhiên, một trong 6 người trong gia đình cho biết, món ăn này được xào tương đối nhanh để vừa giữ được độ xanh và giòn của đậu cô-ve. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng, cả nhà đều xuất hiện tình trạng ngộ độc. May mắn thay, cả gia đình bị ngộ độc nhẹ nên được điều trị rất nhanh chóng.

Tại sao ăn đậu cô-ve xào chưa chín dẫn đến ngộ độc?

Bác sĩ Lý Căn, Phó Khoa Cấp cứu của Bệnh viện nhân dân số 9 thành phố cho biết: Bệnh viện mỗi năm đều tiếp nhận không ít bệnh nhân bị ngộ độc đậu cô-ve, đặc biệt là vào mùa thu đông, thời điểm dễ bị ngộ độc nhất.

Một gia đình 6 người bị trúng độc phải nhập viện chỉ vì xào rau không đúng cách-2

Đậu sống chứa độc tố, nếu không nấu chín sẽ gây ngộ độc

Đậu cô-ve sống có chứa độc tố Saponin và Hemagglutinin, có thể làm cho đường tiêu hóa bị kích thích dữ dội, cũng như có thể hòa tan hoặc ngưng kết hồng cầu trong máu. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao thì những độc tố này sẽ bị phân hủy, vì thế khi nấu món đậu cô-ve cần đun chín thật kỹ trên 100 độ C trong thời gian dài.

Ngoài ra, nếu đậu cô-ve để quá 24 tiếng thì hàm lượng nitrit sẽ tăng lên rất nhiều, khiến hemoglobin trong máu sẽ tạo thành một lượng lớn methemoglobin, không thể kết hợp với oxy và mất khả năng vận chuyển oxy, dẫn đến giảm oxy toàn thân và gây tím tái.

Một gia đình 6 người bị trúng độc phải nhập viện chỉ vì xào rau không đúng cách-3

Một khi ăn đậu cô-ve chưa nấu chín, thời gian ủ bệnh là từ 1 đến 5 giờ. Các triệu chứng thường bắt đầu là buồn nôn, sau nôn mửa (hoặc nôn ra máu), đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, nhức đầu, một số bệnh nhân bị tức ngực, hoảng hốt, mồ hôi lạnh, bàn tay và bàn chân lạnh, tê chân tay, ớn lạnh, sốt. 

Điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng của ngộ độc đậu cô-ve tương tự như các triệu chứng của viêm ruột, vì vậy hãy cẩn thận để không nhầm lẫn. Hiện nay, các phương pháp điều trị chính là uống thuốc gây nôn, rửa ruột, tháo dạ, truyền nước…

Một gia đình 6 người bị trúng độc phải nhập viện chỉ vì xào rau không đúng cách-4

Trước khi xào đậu nên luộc sơ qua đậu để giúp loại bỏ bớt độc tố

Bác sĩ Lý Căn nhắc nhở: Phương pháp chế biến tốt nhất là chần đậu cô ve trong nước sôi khoảng vài phút, sau đó mới vớt ra xào. Khi rửa đậu cô ve, bạn cũng nên rửa đậu trước sau đó mới nên cắt lát đậu với mục đích hạn chế sự thất thoát lượng vitamin và khoáng chất trong đậu vào trong nước rửa rau vì vitamin và khoáng chất đều là những chất dễ tan trong nước.

Theo Khám phá


ngộ độc thực phẩm

ngộ độc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.