Người dân vùng hạn mặn dễ bị bệnh gì?

Đó là khuyến cáo của TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe môi trường cộng đồng, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đối với người dân đang sống trong vùng hạn mặn.

Đó là khuyến cáo của TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe môi trường cộng đồng, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đối với người dân đang sống trong vùng hạn mặn.

Những ngày qua, người dân vùng ĐBSCL đang phải sống trong cảnh hạn hán, ngập mặn khiến thiếu nước trầm trọng. Người dân phải mua nước sạch với giá đắt.

Nhiều người buộc phải tắm giặt trong nước mặn và nguồn nước bị ô nhiễm gây ngứa ngáy, ghẻ lở. Về điều này, TS Đỗ Mạnh Cường cho biết, có tới 80% các loại bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước bị ô nhiễm.

“Nếu không cẩn thận, chúng còn lây lan thành dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc thậm chí tính mạng con ngư­ời”, TS Cường khuyến cáo.

Nguoi dan vung han man de bi benh gi? hinh anh

Hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh:  Ngọc Trinh.

Chuyên gia này phân tích, nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy. Trong đó, nước bẩn rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn E. Coli, Salmonella. Khi sử dụng có nghĩa là chúng ta đã đưa các hóa chất, các vi sinh vật gây bệnh vào trong cơ thể, trước mắt là qua đường ăn uống gây bệnh tiêu chảy, bệnh tả, thương hàn… Ngoài ra, việc tắm giặt bằng nước vùng ngập mặn còn có thể gây đau mắt, bệnh ngoài da, đặc biệt là viêm nhiễm phần phụ…

Đồng quan điểm, bác sĩ đa khoa Lê Xuân Thắng - bộ môn Nội tiêu hóa, Bệnh viện 103 cũng cho hay, việc người dân ăn uống trực tiếp nguồn nước bị nhiễm mặn sẽ làm chết niêm mạc đường tiêu hóa bởi chúng rất dễ tổn thương.

“Nước mặn nguy hại ở chỗ sẽ hút hết nước của tế bào, gây mất nước, teo tế bào, khi đó, sự hồi phục rất khó. Khi môi trường làm chết hết các tế bào, hàng rào ngăn chặn vi khuẩn mất. Vi khuẩn sẽ xâm nhập, gây các bệnh lý tiêu hóa trước mắt như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp tính. Lâu dài, chúng làm suy giảm chức năng đề kháng, tăng các nhiễm trùng cơ hội, suy thận, suy gan,…”, BS Thắng cho hay.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Cường - Chuyên khoa Nội, Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, thiếu nước sạch dẫn tới việc uống ít nước, từ đó sẽ liên quan đến vấn đề thải lọc của cơ thể. "Bình thường mỗi người trung bình phải uống từ 2-2,5 lít nước. Về lâu dài, vòng luẩn quẩn giữa việc thiếu nước - dùng nước bẩn, nước thải không đảm bảo sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe, thậm chí bệnh nan y", chuyên gia khẳng định.

Nguoi dan vung han man de bi benh gi? hinh anh

Gia đình anh Nguyễn Phương Khanh phải dùng nước kênh lắng lại trong bể để rửa bát, sinh hoạt.

Phòng bệnh ra sao?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh e ngại, tình trạng ngập mặn, hạn hán ở ĐBSCL và miền Trung Nam Bộ không chỉ gây thiếu nước trầm trọng kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe mà còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi động vật thủy sinh, gia súc, gia cầm chết. Song để giải quyết là một vấn đề nan giải, đòi hỏi những quyết sách tầm vĩ mô.

Còn TS Đỗ Mạnh Cường cho rằng, để đảm bảo việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe con người. Trong bối cảnh ngập mặn như hiện nay, người dân cần cố gắng tránh sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, ô nhiễm. Có thể dùng cách xử lý nguồn nước bằng phèn chua hoặc khử trùng nước bằng hóa chất và đun sôi.

Ngoài ra, TS Cường cảnh báo: “Nhiều người quan niệm dù nước có thể chưa sạch, nhưng cứ đun sôi lên là đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Quan niệm này chưa hẳn là đúng vì tuy nước đã đun sôi tới 100 độ C trong vài phút đã có thể diệt được hầu hết các loại vi sinh vật gây bệnh thường gặp. Tuy nhiên có một số ít vi sinh vật khi nhiệt độ tăng cao lại chuyển sang dạng bào tử vững chắc và không bị tiêu diệt dù có đun sôi 15-20 phút”.

Đặc biệt, một số hợp chất vô cơ, hoặc hữu cơ có cấu trúc bền vững vẫn tồn tại trong nước đun sôi và tích luỹ trong cơ thể khi chúng ta uống phải.

Theo Zing


Bệnh đau mắt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.