- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xuất hiện ở 58/63 tỉnh thành, chuyên gia đánh giá người nhiễm biến thể Delta có triệu chứng rất khác với biến thể Alpha
GS Nguyễn Thanh Long cho biết dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, đợt dịch này với biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh, đã được ghi nhận tại 58/63 tỉnh, thành phố.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 34.582 ca, trong đó có 33.909 ca trong nước (98%), 7.547 người đã khỏi bệnh (22%), 100 ca tử vong. Có 11 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát.
Trong tuần, cả nước ghi nhận thêm 8.187 ca mắc mới tại 34 tỉnh, thành phố. Các tỉnh có số mắc tăng cao so với tuần trước: TP Hồ Chí Minh (tăng 6.338 ca), Bình Dương (458), Tiền Giang (280), Đồng Nai (222), Đồng Tháp (161), Long An (129), Khánh Hòa (117), Vĩnh Long (114).
Biến thể Alpha được ký hiệu B.1.1.7 được phát hiện lần đầu tại Anh vào tháng 9-2020. So với các chủng virus SARS-CoV-2 "hoang dã" (gây dịch tại Trung Quốc trong giai đoạn đầu), biến thể Alpha chứa các đột biến N501Y, D614G, P681H, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC).
Biến Delta được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ vào tháng 12-2020, được ký hiệu là B.1.617.2. Biến thể này có các đột biến đặc trưng là L452R, T478K, D614G, P681R.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt bốn biến thể virus SARS-CoV-2 vào danh sách "gây lo ngại" trên toàn cầu, sau đó đặt lại tên theo chữ cái Latin, lần lượt là Alpha, Beta, Gamma và Delta. Trong đó, hai biến thể Alpha và Delta được biết tới nhiều nhất.
Ảnh minh họa.
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Y khoa của Đại học New South Wales - Úc cho biết hiện nay các thông tin đều cho rằng biến chủng Delta thực sự rất đáng sợ với bệnh nhân phải vào điều trị hồi sức tích cực lớn.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu về các thông tin biến chủng Delta, dữ liệu của công trình nghiên cứu, Giáo sư Spector cho viết triệu chứng số 1 ở những người bị nhiễm biến thể Delta là nhức đầu. Các triệu chứng phổ biến khác là cảm lạnh, đau cổ họng, sổ mũi, và sốt đối với người chưa tiêm vắc xin.
Các triệu chứng trên rất khác với biến thể Alpha: sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác…
Biến thể Delta lây lan nhiều hơn so với biến thể Alpha. Giáo sư Stuart Turville (Viện Kirby) nói rằng biến thể Delta có khả năng lây lan cao hơn biến thể Alpha chừng 30 - 50%.
Nếu 100 người tiếp xúc với một người bị nhiễm biến thể Delta, thì 12 người sẽ bị nhiễm theo. Nếu 100 người tiếp xúc với một người bị nhiễm biến thể Alpha, thì sẽ có 8-9 người bị nhiễm theo. Vì vậy, biến thể Delta được coi là "tăng xác suất lây lan".
Các thông tin về biến chủng này có nguy hiểm không, GS Tuấn cho rằng hiện chưa biết biến thể Delta có nguy hiểm hay không, nhưng biến thể Alpha nguy hiểm.
Theo một công trình nghiên cứu công bố mới đây thì so với các biến thể khác, người bị nhiễm biến thể Alpha có nguy cơ tử vong cao hơn 65%.
Do đó, xác suất tử vong ở người bị nhiễm biến thể Alpha cao hơn các biến thể khác là 25%.
GS Tuấn cho rằng virus SARS-CoV-2 đã biến hoá thành nhiều biến thể khác nhau, và biến thể Delta là được nhiều người quan tâm vì đa số những ca nhiễm ngày nay (ở Anh, Mỹ) chủ yếu là do biến thể Delta. Người bị biến thể Delta có triệu chứng rất khác với biến thể Alpha.
Biến thể Delta có xác suất lây lan cao hơn biến thể Alpha, nhưng Delta "có vẻ" ít độc hại và nguy hiểm hơn. Điều này cho thấy quy luật nhất quán của virus để tồn tại, nó sẽ lây cho nhiều người hơn nhưng đồng thời "hiền lành" hơn để sống chung với con người. GS Tuấn cho rằng việc đòi tiêu diệt chúng là điều không thể.
Và điều đặc biệt, cả hai vắc xin Pfizer và AstraZeneca đều có hiệu quả lên đến >90% chống biến thể Delta. Đây chính là lý do người dân đi tiêm vắc xin và đừng chờ vắc xin 'xịn' vì không có khái niệm xịn trong vắc xin chống Covid-19.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
-
Sức khỏe31 phút trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.
-
Sức khỏe3 giờ trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe5 giờ trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe7 giờ trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe20 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.