Những “sự cố” của cậu quý tử

Khi người vợ đẻ con trai, nếu mọi thứ vẹn toàn, cả nhà ai cũng vui. Nhưng, đôi khi lại không phải như thế, có nhiều chuyện bất thường. Cái mà các ông bố bà mẹ dễ nhận biết là hòn nhỏ, hòn to - bên không, bên có! Nhiều người lo quá vội bồng con đi khám. Ngược lại, có người lại xem rất bình thường...

>> 5 bệnh hay gặp ở vùng kín của bé trai

>> Bệnh vùng kín bé trai

Một phần vì không hiểu, một phần vì không biết rằng khám và chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi được miễn phí, nên lo ngại không đủ tiền để chữa bệnh cho con. Cứ thế, để đứa trẻ lớn lên nhất là ở các vùng xa, vùng sâu, vùng cao… Chỉ khi đến tuổi vị thành niên, các cu cậu này ở vào tuổi choai choai mới cảm thấy có cái gì khiếm khuyết, làm giảm cái “chất đàn ông”, thì việc khám và chữa các di chứng lôi thôi này đã trở thành phức tạp.

Sự cố thứ nhất

(Ảnh minh họa)

Ở các bé trai, ngay từ những tháng đầu khi còn là bào thai, tinh hoàn đã hình thành và ngày càng phát triển. Lúc đầu tinh hoàn ở phía trên bụng, ở vùng hông. Sau đó nó di chuyển xuống dần, chui ra khỏi ổ bụng để xuống an vị trong bọc bìu. Khi chui ra khỏi ổ bụng, nó đẩy cả màng phức mạc theo để tạo nên màng tinh hoàn bao bọc quanh tinh hoàn. Ở một số cháu, trên đường tinh hoàn đi xuống bìu, đôi khi có sót lại một ít tổ chức màng bụng ở dọc thừng tinh tạo nên một bọc nước gọi là nang thừng tinh. Nang này có đường kính từ 1 đến 2 cm. Nếu đã có 2 tinh hoàn nằm thấp dưới lỗ bẹn, những bé này dễ bị chẩn đoán nhầm có 3 tinh hoàn.

Với sự cố này, các bé chỉ cần được khám và phẫu thuật mọi thứ sẽ ổn thỏa.

Sự cố thứ hai

Phổ biến hơn là các trường hợp ẩn tinh hoàn. Có thể bị cả ở hai bên, nhưng thường là một bên. Nghĩa là có tinh hoàn, nhưng nó lại không xuống hẳn trong bọc bìu mà ẩn lại một chỗ nào đó trên đường di chuyển từ bụng xuống bìu. Nếu tinh hoàn ẩn ở chỗ bẹn, hay ở trên nếp bẹn thì dễ sờ thấy, nhất là trên người gầy. Khi ho, khi rặn nó có thể tụt xuống một đoạn, một chốc rồi lại trở lên. Nếu tinh hoàn ẩn cao hơn nữa thì khó sờ thấy. Muốn chẩn đoán chính xác, phải cho bệnh nhân đi làm siêu âm hay chụp cắt lớp.

Nếu cả hai bên đều không sờ thấy tinh hoàn trong bìu, thì trường hợp này được coi là tinh hoàn ẩn hay không có tinh hoàn.

Người có tinh hoàn ẩn sẽ không sản xuất được tinh trùng, vì tinh hoàn nằm trong ổ bụng với nhiệt độ là 37 độ C (cao hơn nhiệt độ trung bìu 2 – 3 độ C), nên dễ bị ung thư hóa, dễ bị xoắn. Nguy cơ bị ung thư hóa ở tinh hoàn ẩn cao hơn rất nhiều so với tinh hoàn trong bìu bìu. Ẩn càng cao, thì nguy cơ bị ung thư hóa càng cao. Ung thư tinh hoàn trong ổ bụng cao gấp 4 lần ung thư tinh hoàn ẩn ở ống bẹn.

Bởi vậy, các bất thường của “hạt giống” cần được phát hiện và chữa sớm. Nếu chữa nội khoa có kết quả, thì 45% các trường hợp tinh hoàn ẩn ở bẹn có thể chui xuống bìu, nếu ẩn trong ổ bụng thì kết quả điều trị chỉ đạt 20%.

Nếu điều trị nội khoa không kết quả, những em này phải được mổ để kéo tinh hoàn xuống bìu. Những bệnh nhi này thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.

Theo BS Nguyễn Bá Phiên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.