"Thân phận" đặc biệt của bác sĩ truyền nhiễm trong thời dịch: Đồng nghiệp né, cả tháng không được về nhà

Bác sĩ truyền nhiễm luôn luôn đặt lên vai mình trách nhiệm đứng đầu tuyến chống dịch bệnh nhưng họ cũng phải đối diện với sự kỳ thị từ những người xung quanh, kể cả đồng nghiệp.

Thân phận đặc biệt của bác sĩ truyền nhiễm trong thời dịch: Đồng nghiệp né, cả tháng không được về nhà-1

Những è dè xung quanh

Bác sĩ Đoàn Duy Huyên – phó khoa truyền nhiễm, BV Đa khoa tỉnh Quảng Bình chia sẻ, khi xác định chọn nghề làm bác sĩ truyền nhiễm, ai cũng phải đối mặt với sự kỳ thị của những người khác khi có dịch bệnh xảy ra, đó cũng là tâm lý chung.

Khoa Truyền nhiễm của BV Đa khoa Bình Thuận điều trị cho 9 bệnh nhân dương tính với Covid-19 từ 10/3/2020. Đây cũng là khoảng thời gian các y bác sĩ của khoa phải chiến đấu với con virus vô hình. Đặc biệt một bệnh nhân nhiều tuổi nhất 64 tuổi, kèm theo bệnh nền tăng huyết áp, xơ phổi nên ai cũng lo lắng.

Bác sĩ Huyên kể, may mắn bệnh nhân đã không bị suy hô hấp, phải thở máy nhờ có sự hỗ trợ của đồng nghiệp từ BV Chợ Rẫy.

Bác sĩ Huyên tâm sự, khi khoa tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiền rồi tiếp theo là hơn 20 bệnh nhân theo dõi y tế vì tiếp xúc với bệnh nhân F0, ngay chính các đồng nghiệp trong viện cũng e dè, xa lánh. Có những lúc, hễ nhìn thấy bác sĩ khoa nhiễm là người ta tránh đi đường khác.

Thời điểm có dịch, khi tiếp xúc với bác sĩ truyền nhiễm tâm lý e dè là điều đương nhiên, bác sĩ Huyên cho biết anh hiểu và thông cảm vì ai cũng sợ dịch bệnh. Và đôi khi sự e dè của đồng nghiệp cũng tốt, hạn chế lây lan bệnh.

Bản thân bác sĩ Huyên và các đồng nghiệp khoa nhiễm cũng thường xuyên phải hiểu ý và kể cả người ta không "né" thì các bác sĩ cũng tự tránh xa.

Thân phận đặc biệt của bác sĩ truyền nhiễm trong thời dịch: Đồng nghiệp né, cả tháng không được về nhà-2
Một nhân viên y tế khoa truyền nhiễm BV Đa khoa Bình Thuận trong những ngày ăn ngủ chống cùng bệnh nhân Covid-19

Bác sĩ Huyên chia sẻ khi bệnh nhân ra viện hết, các bác sĩ khoa của anh cũng được về nhà tự cách ly tại nhà nhưng hiện nay với tâm lý người dân vẫn sợ dịch bệnh thì bác sĩ cũng không biết về nhà những người xung quanh đón nhận mình như thế nào?

Mọi người trong khoa thường động viên nhau trong công việc, đến giờ ai cũng vượt qua, đều vững vàng và sẵn sàng chấp nhận mình tiếp tục trong cuộc chiến kéo dài. Công việc chống dịch có thể làm cho xáo trộn cuộc sống bản thân, ảnh hưởng đến gia đình của nhân viên y tế truyền nhiễm, nhưng mọi người đều hiểu.

Bác sĩ Huyên đã gần 1 tháng không về nhà. Cả khoa nội bất xuất, ngoại bất nhập và mọi người lại tranh thủ lên đọc báo mạng hay xem tin tức, nhìn thấy hình ảnh các bác sĩ bị cộng đồng kỳ thị càng khiến họ buồn hơn.

Điều không thể làm được

TS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, chuyện bị kỳ thị thì bất cứ 1 nhân viên y tế nào trong ngành truyền nhiễm cũng từng trải qua. Người ta sợ bị mắc bệnh, biết mình ở nơi tâm bệnh về thì mối e ngại của người ta là sợ bị lây bệnh.

Vấn đề này xảy ra với không ít người bệnh, không chỉ xảy ra trong cộng đồng mà ngay cả trong công sở cũng có.

Bác sĩ Hùng cũng gặp đồng nghiệp làm việc ở khoa khác e ngại tiếp xúc với người ở chuyên khoa truyền nhiễm. Điều này là một tổn thương không nhỏ với nhân viên y tế, đặc biệt với nhân viên y tế ngành truyền nhiễm.

"Gần đây tôi coi một đoạn clip thấy một điều dưỡng của Ý về nhà thấy con nhưng gục xuống khóc vì anh ta phải ngăn cản con đang lao đến chúc mừng anh.

Tôi nghĩ, điều mà bất cứ một người cha nào trên thế giới cũng có thể làm được thì nhân viên y tế truyền nhiễm lúc này không thể làm được"- TS Hùng nói.

Nhiều hình ảnh bác sĩ Mỹ lo lắng cho con, lo cho gia đình tự dọn ra ngoài, ra gara, phòng riêng, có bác sĩ dựng lều trước sân nhà mình... để thấy là sự lo lắng, e ngại không chỉ ở phía xã hội mà chính nhân viên y tế trong ngành truyền nhiễm cũng phải tự đặt ra cho mình và điều đó mình thấy là tổn thương tâm lý nặng nề nhất mà chúng tôi phải chịu đựng bây giờ.

Bác sĩ Hùng chia sẻ ông chỉ là mong các đồng nghiệp, kể cả đồng nghiệp chuyên ngành khác cũng như cả xã hội có sự sẻ chia với nhân viên y tế ǹgành truyền nhiễm trong giai đoạn hiện nay.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/than-phan-dac-biet-cua-bac-si-truyen-nhiem-trong-thoi-dich-dong-nghiep-ne-ca-thang-khong-duoc-ve-nha-82020104103231997.htm

Covid-19

virus corona

dịch bệnh

virus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.