Trẻ gặp tai nạn tại nhà, sơ cứu thế nào cho đúng?

Đừng tuyệt đối hóa môi trường trong căn nhà của bạn. Chỉ một chút sơ sểnh, em bé có thể gặp phải những tai nạn đáng tiếc. Khi ấy, bạn cần biết phải làm gì để sơ cứu trẻ trong những trường hợp không mong muốn xảy ra?

Đừng tuyệt đối hóa môi trường trong căn nhà của bạn. Chỉ một chút sơ sểnh, em bé có thể gặp phải những tai nạn đáng tiếc. Khi ấy, bạn cần biết phải làm gì để sơ cứu trẻ trong những trường hợp không mong muốn xảy ra?

Bị nghẹt thở

Trong lúc ăn, trẻ vẫn nằm, cười to hoặc nói chuyện rất dễ bị hóc thức ăn và dẫn đến nghẹt thở. Cố hít thức ăn mắc kẹt vào bên trong có thể khiến cho khí quản bị nghẹt. Ngay lập tức, bạn cần tìm sự trợ giúp nếu thấy trẻ trở nên tím tái hoặc ngất xỉu vì không thở được nữa. Hãy đặt trẻ nằm sấp trên lòng bạn và cố gắng đập mạnh vào lưng để thức ăn có thể bắn ra ngoài.

Bị điện giật

Hãy tháo ngay nguồn điện rồi dùng chổi hoặc vật gì đó tương tự nhưng không phải kim loại để kéo trẻ ra khỏi vùng đang có điện. Bạn cũng có thể dùng dây thừng hoặc dây vải để kéo trẻ ra. Sau đó, hãy gọi cấp cứu để bác sĩ can thiệp kịp thời.

tai-nan-blogtamsuvn (3)

Bị bỏng

Trước tiên, hãy nhanh chóng đưa bé rời hẳn nơi bé bị bỏng. Nếu quần áo của bé bị bốc cháy, yêu cầu bé nằm xuống sàn nhà rồi lăn qua lại hoặc bạn cũng có thể chùm một chiếc chăn mềm quanh người bé để dập tắt lửa. Trường hợp phát hiện ra vết bỏng của bé sưng rộp, hãy xối nước mát từ vòi chảy trực tiếp lên vết bỏng khoảng 15 phút. Nếu vết bỏng nhẹ, bạn có thể rửa qua và bôi thuốc khử trùng Chlorhexidine lên vùng da. Không nên làm theo những lời khuyên truyền miệng như bôi kem lạnh, bơ, thuốc đánh răng, bột cà phê, thuốc mỡ… lên vết bỏng và đừng cố chọc, sờ vào vùng da bị tổn thương. Sau khi sơ cứu, nếu vết bỏng có bề mặt lớn, bạn cần đưa trẻ tới khám bác sĩ. Trên đường đi, hãy phủ vùng da bỏng bằng những tấm vải hoặc tấm chăn sạch để tránh nhiễm trùng.

Bị chó, mèo cắn

Hãy rửa ngay vết thương với xà phòng và nước sạch rồi cuốn gạc vô trùng nếu vết thương chảy máu. Sau đó, đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy những biểu hiện:

- Vết thương mở, rải rác khắp nơi.

- Phát hiện ra con vật cắn bé chưa tiêm phòng.

- Bé bị cắn ở mặt, cổ, tay hay gần chỗ các vết gấp.

- Vết thương sưng đỏ, sờ vào hơi nóng và quá đau.

tai-nan-blogtamsuvn (4)

- Khi bé chưa tiêm uốn ván.

- Bị ngã từ trên cao

Trước tiên, hãy lưu ý tới phần đầu của trẻ vì bộ phận này nếu bị tổn thương sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới não. Nếu bé bị thương nặng ở cổ, cột sống hoặc bị ngất, hãy hạn chế di chuyển. Tốt nhất, bạn nên gọi xe cấp cứu đến tận nhà để đưa trẻ tới bệnh viện. Khi trẻ bị ngã từ trên cao, cần đưa đi gặp bác sĩ ngay nếu:

- Trẻ còn quá nhỏ.

- Bị chảy máu từ tai hoặc mũi.

- Bắt đầu nôn mửa.

- Không tự đứng dậy và đi được.

- Khóc váng và không thể dỗ cho trẻ nín.

- Trẻ kêu đau ở vùng đầu hoặc cổ.

- Khó thở.

- Có những biểu hiện khác thường.

- Nghi ngờ bị thương nghiêm trọng ở bộ phận nào đó trên cơ thể.

Nếu bé từ ba tuổi trở lên và không có những biểu hiện trên, bạn có thể tự theo dõi ở nhà và gọi bác sĩ khi trẻ có những biểu hiện xấu.

Đút vật nhỏ vào trong mũi hoặc tai

Đừng cố kéo dị vật ra khỏi mũi hoặc tai vì làm vậy chỉ khiến cho các vật chui sâu vào bên trong làm tắc đường thở. Thông thường, khi trẻ bị dị vật chui vào mũi hoặc tai sẽ chưa gây nguy hiểm tức thì. Do vậy, bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để dùng dụng cụ chuyên môn can thiệp đưa dị vật ra ngoài.

tai-nan-blogtamsuvn (1)

Uống phải hóa chất, chất độc

Khi phát hiện ra điều này, hãy đưa trẻ đến viện ngay chứ đừng cố gắng tự can thiệp dù ban đầu bạn thấy trẻ vẫn khỏe mạnh và không có biểu hiện gì khác thường. Một vài loại thuốc, chất độc, hóa chất không có tác dụng ngay mà chỉ ảnh hưởng sau đó nhiều giờ.

Theo SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.