Trẻ mắc quai bị tăng, cảnh giác với biến chứng

Mới đây khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị. Sau 2 tuần, bé đã khỏi tuy nhiên phải đợi trẻ lớn hơn mới biết được khả năng sinh sản có bị ảnh hưởng hay không.

Mới đây khoa Nhi, Bệnh việnBạch Mai tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắcquai bị. Sau 2 tuần, bé đã khỏi tuy nhiên phải đợi trẻ lớn hơn mới biết đượckhả năng sinh sản có bị ảnh hưởng hay không.

Theo các chuyên gia, khôngphải trẻ nào bị viêm tinh hoàn cũng bị biến chứng vô sinh, tỷ lệ này chỉkhoảng 13%.

Phó giáo sư - Tiến sĩ NguyễnTiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, mùa đông xuân làthời điểm bùng phát nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp trong đó có quaibị. Hiện số trẻ đến khám vì quai bị đang có xu hướng tăng lên.

Trẻ mắc quai bị tăng, cảnh giác với biến chứng

Khi có biểu hiện bệnh quai bị, cha mẹ nên đưa con đi khám để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Ảnh minh họa - internet

Viêm tuyến nước bọt tuyếnmang tai (còn gọi là quai bị) hay gặp ở trẻ lớn hơn là trẻ nhỏ, đặc biệt làở độ tuổi đi học. Lý do là bé không được tiêm phòng hoặc có tiêm nhưng đượcmột lần, đến khi lớn nồng độ kháng thể giảm nên trẻ dễ lây bệnh.

Diễn biến bệnh thường nhẹ,trẻ có thể hơi sốt, mệt mỏi, vài trường hợp có thể ho, sau đó thấy sưng, đaumột bên mang tai rồi đau cả hai bên. Thông thường trẻ chỉ cảm thấy hơi đausong cũng có trường hợp đau nặng không ăn uống được. 5-7 ngày sau bệnh cóthể tự hết nếu diễn biến thông thường.

Quai bị là một bệnh lànhtính, tỷ lệ biến chứng không nhiều, chỉ là một phần một nghìn. Trẻ trai cóthể bị viêm tinh hoàn, xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyếnmang tai, phần lớn chỉ xảy ra viêm ở một bên. Nếu không được điều trị kịpthời tình trạng viêm nặng hơn, sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trongnhiều nguyên nhân gây vô sinh. Nhưng không phải trẻ nào bị viêm tinh hoàncũng dẫn đến vô sinh, tiến sĩ Dũng cho biết.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bịviêm não, màng não. Biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ravào ngày thứ 3-10 sau khi sưng đau ở tuyến mang tai với các triệu chứng sốtcao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật...

Vì thế, theo tiến sĩ Dũng,cha mẹ cần để ý để phát hiện kịp thời biến chứng ở trẻ. Nếu đang mắc bị quaibị mà trẻ có biểu hiện bất thường như: đau tinh hoàn, sờ rắn lại ở trẻ trai,đau bụng dưới ở bé gái hoặc thấy đau đầu, nôn... thì cần đến bệnh viện đểkiểm tra sớm. Đặc biệt, với những trẻ bị suy giảm miễn dịch như bị thận hư,mắc bệnh về khớp, đang dùng thuốc có chứa corticoid... thì nguy cơ bị biếnchứng cao hơn.

Tiến sĩ Dũng cũng cho biết,bệnh quai bị do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trịtriệu chứng như hạ sốt, giảm đau... Một số cha mẹ cho trẻ dùng miếng cao dánnhưng cần lưu ý nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trìnhdiễn biến của bệnh. Bên cạnh đó có thể đắp ấm vùng tuyến mang tai nhằm giảmnhững cơn đau, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu vànhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. .

Bệnh dễ lây qua tiếp xúc trựctiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm virus gây quaibị đến khi phát bệnh) có thể 17-28 ngày. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất làtiêm văcxin.

Theo Nam Phương
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.