Trước “ngày đèn đỏ” nên ăn cá thu

Đó là lời khuyên của các chuyên gia y tế giành cho chị em phụ nữ trước “ngày đèn đỏ” vì ăn cá thu sẽ giảm bớt cơn đau trong những ngày này.

Trong các loài cá biển, cá thu là một thức ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn chất đạm và chất béo rất tốt đối với sức khỏe con người và cá thu rất được nhiều người ưa thích. Chị em ăn cá thu có lợi cho sức khỏe.

Trong thịt cá thu có chứa dầu omega-3 có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các chất prostaglandin có liên quan đến những cơn đau khi hành kinh và ung thư vú. Những chị em ăn cá thu đều đặn, đến kỳ kinh nguyệt sẽ thấy cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Các nghiên cứu còn cho thấy: omega-3 trong cá thu có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và phòng chữa bệnh tim mạch.

Có nhiều cách chế biến cá thu nhưng ngon nhất vẫn là phơi khô, vì phơi khô ráo nước, cá có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng, cá thu cũng có thể ăn tươi. Bà con ở vùng ven biển thường sử dụng cá thu đã qua sơ chế, tức là đã được phơi một nắng (rửa sạch, cắt khúc rồi phơi qua một nắng nên cá chỉ se bề mặt chứ không quá khô, vừa bảo quản được tốt, vừa chế biến các món ăn vẫn hoàn toàn có hương vị của cá thu).

Các món ăn được chế biến từ cá thu rất đa dạng ở những vùng, miền khác nhau của cả nước như món rán, sốt cà chua, kho, nấu canh, bún chả cá thu, mắm cá thu hoặc kho với nước chè tươi.

Cần nấu chín cá thu và không ăn cá đã bị ôi thiu.

Giá trị dinh dưỡng của cá thu rất cao nhưng phải bảo đảm cá còn tươi và đun nấu chín, cá đánh bắt lâu ngày, không bảo quản kỹ cũng dễ bị nhiễm vi sinh vật gây hại và dễ gây ngộ độc thức ăn như đối với các loại cá biển và hải sản khác.

Không nên ăn cá chưa chín, đặc biệt là gỏi cá thu vì món ăn sống rất nguy hiểm. Tuyệt đối không ăn cá thu đã bị ươn, nhất là với cá đã chết rất nhanh bị hư thối, chóng bị phân hủy trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao.

Lúc cá còn sống trong mang và ruột cá đã có nhiều loại vi khuẩn của nước, bùn và cả những vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như Salmonella và Clostridium cư trú. Khi cá còn sống khỏe mạnh, do có khả năng bảo vệ và miễn dịch những vi khuẩn này không phát triển được, nhưng khi cá chết khả năng đề kháng không còn nữa, các vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh, phân hủy chất đạm trong cơ thể cá tạo ra chất độc histamin gây độc.

Trong thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc cá biển được báo cáo, trong đó có cả do ăn cá thu.

Theo Phương Thanh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.