Vết thương nhỏ vẫn có khi khó lành

Hiện nay, những vụ va quẹt, tai nạn xe cộ ngoài đường là chuyện vẫn xảy ra thường ngày. May mắn thay có những tai nạn ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến tính mạng.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra toàn diện, cũng như chăm sóc vết thương, sơ cứu và làm một số xét nghiệm cần thiết.

Đối với những vết thương nhẹ, thông thường bác sĩ cho chỉ định về trạm y tế gần nhà chăm sóc vết thương mỗi ngày. Nhưng nếu vì một lý do gì đó mà bạn phải thay băng tại nhà thì nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:

1. Nếu có vết thương, thì chắc chắn rằng vết thương đã được bác sĩ khám xét cẩn thận trước khi chăm sóc tại nhà để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.

2. Khi có vết thương, bạn nên đi tiêm ngừa uốn ván (hay còn gọi phong đòn gánh) đúng và đủ liều.

3. Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng và mau lành vết thương.

4. Chăm sóc vết thương có nghĩa là làm cho vết thương sạch hơn, không bị nhiễm trùng và mau lành. Nếu rửa vết thương không đúng cách bạn sẽ mang vi trùng từ nơi khác đến vết thương như: bàn tay của bạn, dụng cụ, hoặc những vật liệu dùng khi rửa vết thương. Thông thường chúng ta nên rửa vết thương 1 lần/ngày, nếu rửa nhiều lần sẽ làm trôi lớp mô hạt trên bề mặt vết thương và làm cho vết thương chậm lành hơn. Nếu vết thương đã khô, có thể rửa 2 ngày một lần, hoặc để khô cho đến khi vết thương lành hẳn.

Việc chăm sóc vết thương thông thường tại nhà chúng ta chỉ nên dùng: Povidine (loại dùng ngoài da) để sát trùng và gạc vô trùng. Khi rửa vết thương thì chú ý rửa từ tâm vết thương ra vùng da lành theo hình xoắn ốc để tránh đưa vi trùng từ ngoài vào vết thương.

5. Sau ngày thứ 3 bạn cảm thấy ngứa ngay ở chỗ vết thương, điều đó có nghĩa là vết thương đang lành, thường là vết thương đã khô mày. Nên để hở vết thương (không băng kín lại) trong giai đoạn này. Từ giờ, chúng ta có thể nghĩ đến việc thẩm mỹ: không được gảy vùng vết thương, không để vết thương tiếp xúc với ánh nắng, và khi mày tự tróc ra bạn có thể dùng những loại chống sẹo.

6. Khi thấy bất cứ bất thường nào trong quá trình tự chăm sóc cần phải đi khám lại ngay, đặc biệt những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng: sưng, đỏ, nóng, đau, sốt…

7. Đối với những vết thương thông thường không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Còn đối với vết thương mất mô, bạn cần ăn nhiều thức ăn giàu sắt và protein: thịt bò, thịt gà, tôm, cá… và rau xanh, trái cây cung cấp vitamin để vết thương mau lành.

Nhiều người thường nghĩ rằng vết thương nhỏ sẽ nhanh khỏi, nên chủ quan bỏ qua mà đâu biết rằng vết thương nhìn bề ngoài nhỏ đấy nhưng có thể ăn sâu qua lớp dưới da vào trong cơ, hoặc là vết thương có dị vật thì dễ nhiễm trùng và khó lành… Vì vậy, chúng ta càng phải chú ý hơn trong việc chăm sóc và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Theo BS. Quốc Trị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.