Việc làm sai lầm có thể gây điếc tai: Ngày càng nhiều người trẻ mắc

Tai nghe là một vật dụng quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên một số sai lầm khi sử dụng tai nghe có thể dẫn đến suy giảm thính lực

Hiện nay, đeo tai nghe đã trở thành thói quen của nhiều người trẻ, bất kể là nghe nhạc, nghe điện thoại, học tập,... mọi người đều sử dụng tai nghe. Những năm gần đây càng ngày càng nhiều người trẻ bị suy giảm thính lực do đeo tai nghe quá lâu, nghe với âm lượng quá to,....

Bác sĩ Meng Zhaoli - chủ nhiệm Khoa tai mũi họng của Bệnh viện Hoa Tây Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc cho biết tại khoa của họ ngày nào cũng khám cho các bệnh nhân bị suy giảm thính lực. Bệnh nhân của họ thường đến thăm khám khi bản thân xuất hiện tình trạng ù tai, đau tai. Khi làm kiểm tra thính lực thì tai đã bị tổn thương ở mức độ nhất định. Sau khi thăm khám chi tiết, bác sĩ phát hiện ra rất nhiều người có thói quen đeo tai nghe trong thời gian dài hoặc đeo tai nghe đi ngủ,... Trong những năm gần đây, bệnh suy giảm thính lực đang có xu hướng trẻ hoá. Bác sĩ chia sẻ bệnh nhân nhỏ tuổi nhất của họ thậm chí mới chỉ có mười mấy tuổi và đang là học sinh trung học cơ sở.

Thực ra, đây không chỉ là tình trạng ở riêng Trung Quốc, trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp suy giảm thính lực do sử dụng tai nghe sai cách trong thời gian dài.

Ảnh hưởng của việc đeo tai nghe đối với các tế bào lông trong tai

Trong ốc tai của con người có một tế bào rất quan trọng là tế bào lông trong tai, có nhiệm vụ chính là nhận biết thông tin âm thanh, truyền đến các tế bào thần kinh, sau đó truyền đến não bộ giúp chúng ta có thể nghe các loại âm thanh. Một người bình thường có khoảng 30.000 tế bào lông tai. Tuy nhiên, các tế bào lông tai thường rất mỏng manh và dễ bị tổn thương theo thời gian hoặc khi gặp âm thanh quá lớn.

Tế bào lông tai hoạt động liên tục và tiếp nhận với các âm thanh từ môi trường, từ các cuộc trò chuyện,… kể cả khi bạn đang ngủ. Nếu bạn đeo tai nghe trong thời gian dài, đồng thời vặn to âm lượng lên mức cao sẽ khiến tế bào lông tai bị tổn thương, từ đó gây ra suy giảm thính lực, thậm chí sẽ gây ra điếc tai.

Thói quen sai lầm khi sử dụng tai nghe

1. Đeo tai nghe trong thời gian dài với âm lượng to

Các âm thanh lớn đều được coi là tác nhân có hại cho thính giác. Vì vậy để bảo vệ thính giác bạn không nên đeo tai nghe trong thời gian dài.

Tai người sẽ nghe được âm lượng 80 decibel trong thời gian tối đa là 8 giờ liên tục. Vượt quá thời gian này sẽ gây ra tổn thương cho thính giác. Nếu tăng âm lượng lên thành 83 decibel thì thời gian nghe sẽ giảm xuống còn tối đa là 4 giờ. Nếu vượt quá thời gian này sẽ làm tăng nguy cơ bị điếc do tiếng ồn.

Hiện nay, các thiết bị phát âm thanh thông thường sẽ có âm lượng tối đa là 120 decibel; 70% âm lượng sẽ rơi vào khoảng 84 decibel. Nếu vặn âm lượng to hơn thì sẽ rơi vào khoảng 100 decibel, thời gian nghe sẽ phải giảm xuống ít hơn mười lăm phút. Nếu vượt quá thời gian này sẽ tăng nguy cơ bị suy giảm thính lực.

Việc làm sai lầm có thể gây điếc tai: Ngày càng nhiều người trẻ mắc-1

Ảnh minh hoạ: Đeo tai nghe trong thời gian dài với âm lượng to làm tăng nguy cơ bị suy giảm thính lực

Hiện nay có rất nhiều người thích đeo tai nghe và để âm lượng to. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, làm suy giảm thính giác, thậm chí là gây điếc tai.

2. Đeo tai nghe trong môi trường ồn ào

Bên cạnh việc chủ động vặn âm lượng tai nghe quá to, nhiều người còn thụ động vặn to âm lượng tai nghe. Chẳng hạn như do môi trường ồn ào nên để nghe được âm thanh của tai nghe, họ buộc phải điều chỉnh âm lượng lớn hơn.

Khi đi đường, âm thanh của xe cộ sẽ rơi vào khoảng 70-100 decibel. Nhiều người có thói quen sử dụng tai nghe nghe nhạc sẽ vặn to âm lượng lên trên 80, hoặc thậm chí sẽ tăng đến 100 decibel. Trong quá trình này, tai của bạn đã phải chịu đựng tiếng ồn gấp đôi và sẽ gây ra tổn thương cho thính giác.

3. Đeo tai nghe khi ngủ

Nhiều người có thói quen thói quen đeo tai nghe nghe nhạc, nghe truyện,... để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe đi ngủ sẽ khiến tai của bạn phải tiếp xúc với tiếng ồn liên tục trong vài giờ, thậm chí là cả đêm. Điều này làm tăng đáng kể nguy cơ tổn thương các tế bào lông tai, làm tăng nguy cơ suy giảm thính lực.

4. Không vệ sinh và khử trùng tai nghe thường xuyên

Việc đeo tai nghe trong thời gian dài khiến không khí trong ống tai không được thông suốt và khiến ống tai tương đối ẩm ướt. Điều này không chỉ khiến ráy tai dễ phát triển mà còn trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn và nấm sản sinh. Ngoài ra, trên tai nghe cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn và bụi bẩn. Nếu không thường xuyên vệ sinh tai nghe khi đeo sẽ khiến tai dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa, gây ảnh hưởng đến tai và thính giác.

Một số lưu ý khi sử dụng tai nghe

Tuân thủ 3 nguyên tắc 60 khi đeo tai nghe: Khi đeo tai nghe, cần đảm bảo âm lượng không vượt quá 60% âm lượng tối đa; thời gian sử dụng tai nghe không vượt quá 60 phút liên tục và âm thanh không vượt quá 60 decibel.

Kiểm soát tổng thời gian đeo tai nghe mỗi ngày: Người bình thường nên sử dụng tai nghe tối đa 3-4 giờ/ ngày. Trẻ vị thành niên chỉ nên sử dụng tai nghe tối đa 1-2 giờ/ ngày. Và tuyệt đối không đeo tai nghe khi ngủ.

Vệ sinh và khử trùng tai nghe thường xuyên: Ngoài việc vệ sinh hàng ngày, nên dùng bông tẩm cồn lau tai nghe thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm phát triển trong ống tai trong quá trình sử dụng. Đồng thời, mọi người cũng nên hạn chế mượn hoặc sử dụng tai nghe của người khác. Nếu mượn thì hãy vệ sinh và khử trùng thật sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


điếc tai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.