Viêm cân gan chân

Gót chân đau khiến việc đi lại gặp khó khăn. Bạn có biết nguyên nhân của tình trạng này?

Chiều hôm trước bạn còn đi lại thoải mái. Sau một đêm thức dậy, bước chân xuống giường, bạn thấy gót chân đau như bị kim châm. Suốt cả ngày, bạn phải chịu cảm giác đau buốt, khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân khiến gót chân bạn bị đau như: nứt xương, viêm xương gót chân, tê thấp, viêm cột sống... Tuy nhiên, phổ biến nhất là do viêm cân gan chân.

Khi gót ngọc của bạn bị đau

Cân gan chân là một dải gân cơ bám từ xương gót đến các chỏm xương bàn giúp bàn chân có độ nhún. Tác dụng của nó là duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, làm giảm nhẹ trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động. Thông qua đó, nó giúp việc đi lại dễ dàng hơn, bảo vệ các khớp...

Cân gan chân bị tổn thương sẽ gây đau nhức gót chân. Đau gót chân có thể tự xuất hiện và biến mất khi người bệnh vận động một lúc.

Tuy nhiên, nếu vùng cân gan chân bị tổn thương nặng, những cơn đau có thể sẽ kéo dài từ một đến vài ngày.

Tình trạng viêm cân gan chân thường xuất hiện ở các đối tượng sau:

- Người có cấu tạo bàn chân phẳng. Chính độ phẳng này khiến cân gan chân phải tiếp xúc nhiều với mặt phẳng. Lâu dần, vùng cân mạc bị thoái hó, không còn mềm dẻo. Khi chân phải hoạt động mạnh, nhiều hơn bình thường sẽ dẫn đến đau buốt.

- Bạn là người yêu thể thao, thường xuyên chạy bộ, chơi tennis quá sức...

- Người thường xuyên đi chân không trên nền cứng, đi đứng liên tục trong thời gian dài.

- Người mang giày gót cao, nhọn. Những đôi giày cao gót giúp tôn dáng nhưng lại có tác động không tốt đến nhiều bộ phận trên chân như ngón chân, mắt cá chân, gan bàn chân... Tư thế bị đổ về phía trước sẽ tạo thêm áp lực lên gan bàn chân. Gót giày càng cao, áp lực càng lớn.

- Phụ nữ trung niên, người bị viêm khớp dạng thấp hay quá mập... đều dễ bị viêm cân gan chân. Tuổi tác làm xương khớp không còn được chắc khỏe, khi có vận động mạnh dễ gây đau. Ở người thừa cân, béo phì, đôi chân phải đỡ trọng lượng lớn nên cũng thường xuyên đau nhức.

Cắt đứt cơn đau như thế nào?

Để loại bỏ những cơn đau gót do viêm cân gan chân, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Đi dép thấp, mềm, vận động vừa phải.

- Không đi chân đất. Nếu phải đứng làm việc, hãy trải thảm hoặc vải mềm lót ở dưới chân.

- Điều trị tận gốc các bệnh viêm khớp dạng thấp. Luôn duy trì cân nặng ở mức trung bình.

- Ngâm chân trước khi đi ngủ vừa giúp bạn ngủ ngon vừa giúp chân được thả lỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên tập thể dục, massage cho chân sau khi ngủ dậy.

- Bạn có thể tự mình áp dụng bài chữa trị sau. Trước hết, bạn ngâm chân trong nước ấm khoảng mười phút. Sau đó, bạn dùng tay ấn nhẹ vùng gót để tìm ra vị trí đau nhất rồi day tại điểm đó theo hướng từ ngoài vào trong và mạnh dần lên. Day thêm huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm giữa gan bàn chân sẽ rất hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể đặt chỗ đau ở gót chân lên đầu nhọn của một viên đá cuội rồi xoay tròn chân với tốc độ tăng dần.

- Khi quá đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol, kháng viêm NSAID... hoặc ngâm chân vào nước đá. Cơn đau sẽ bớt dần.

Những nguyên nhân khác

Không phải trường hợp đau gót nào cũng do viêm cân gan chân và có thể tự khỏi. Đau gót chân có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Một trong số đó là viêm gân Achilles. Khi này, gân nối liền xương gót với cơ bắp chân bị sưng tấy lên. Nguyên nhân của sự sưng tấy là hệ mạch máu trong xương gót bị viêm tắc, làm tăng áp lực máu trong xương. Người bệnh sẽ thấy đau trong xương, đau quanh gót chân và lan lên tận gối.

Nếu thấy đau ở chỗ bám của dây chằng gan bàn chân với mặt trước dưới của xương gót. Còn nếu đau và sưng sau xương gót hay gân gót thường là do viêm bao hoạt dịch.

Một số trường hợp đau gót còn do viêm bao hoạt dịch vùng gân gót kết hợp với thoái hóa điểm bám gân gót, chèn ép thần kinh tọa, biến dạng Haglund...

Những vận động viên bóng đá, nhảy cao, nhảy xa... là đối tượng dễ bị viêm, đứt dây chằng gót nhất. Cơn đau xuất hiện ở khu vực trên, bờ sau gót và thường đau âm ỉ.

Dù không nguy hiểm nhưng đau gót chân khiến công việc, hoạt động của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Nếu không chữa trị tận gốc, bệnh rất dễ bị tái phát.

Để điều trị dứt điểm, bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân. Bạn nên đến các chuyên khoa xương khớp, chấn thương chỉnh hình để khám.

Sau khi chụp Xquang phần chân, bác sĩ sẽ cho bạn biết trường hợp nào tự khỏi, trường hợp nào cần dùng thuốc kháng sinh, giảm đau. Riêng những trường hợp đứt dây chẳng phải tiến hành phẫu thuật.

Tình trạng đau gót chân sẽ khỏi nhanh nếu được chữa trị sớm. Nếu để lâu, chỗ viêm có thể gây ra viêm nhiễm bàn chân, gai xương gót...

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.