Viêm mũi - Bệnh nhẹ, biến chứng nặng

Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc của mũi. Biểu hiện là sung huyết hoặc phù nề...

Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc của mũi. Biểu hiện là sung huyết hoặc phù nề...

Biểu hiện là sung huyết hoặc phù nề, người bệnh thường cảm thấy ngạt mũi, chảy dịch mũi trong, ngứa mũi, họng khó chịu, ho. Mọi người cho rằng nhức đầu sổ mũi là chuyện vặt, tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì biến chứng viêm mũi xoang không hề nhẹ.

Các loại viêm mũi

Viêm mũi dị ứng: Trong các loại viêm mũi, loại hay gặp nhất là viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có 2 thể: thể có chu kỳ và thể không có chu kỳ. Thể có chu kỳ xảy ra một cách đột ngột về đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Người bệnh thấy buồn buồn (nhột), cay cay trong mũi, hắt hơi từng tràng; đồng thời thấy cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Sau đó nước mũi chảy đầm đìa. Nước mũi trong như nước lã. Người bệnh thấy nặng đầu, tay chân uể oải, sợ ánh sáng; có người bị đau trán, nhức đầu... Những cơn như vậy thường xảy ra vào buổi sáng sớm. Tình trạng này kéo dài trong vài ngày, có khi hằng tuần rồi tự biến mất. Mỗi năm vào đúng thời kỳ đó lại tái diễn bệnh. Thể không có chu kỳ cũng có dấu hiệu tương tự, nhưng xảy ra bất kỳ ở thời tiết nào.

 

Phân biệt giữa viêm mũi và cảm cúm

Viêm mũi cấp tính: Là do nhiễm vi khuẩn hoặc do virut gây ra, giai đoạn đầu do các mao mạch của tế bào mũi sung huyết, tăng xuất tiết, chảy dịch trong, sau vài ngày, dịch rỉ lắng đọng trên bề mặt niêm mạc, hình thành dịch mũi đặc.

Viêm mũi mạn tính: Do viêm mũi cấp tính điều trị không dứt điểm hoặc trị lâu ngày không khỏi. Biểu hiện sưng niêm mạc, tăng xuất tiết, dịch đặc màu vàng hoặc màu trắng, thời gian kéo dài, thường bị ngạt mũi hoặc đau đầu và nặng hơn sau mỗi lần cảm cúm.

Viêm mũi do mũi khô: Biểu hiện niêm mạc mũi khô, người bệnh thường không chảy mũi nhưng do khoang mũi khô ngứa, người bệnh thường ngoáy mũi, nên gây tổn thương niêm mạc dẫn đến chảy máu mũi.

Viêm mũi do khô teo: Đây là một loại bệnh về mũi phát triển rất chậm, thường bệnh này có liên quan tới chứng rối loạn nội tiết, dinh dưỡng không đầy đủ, yếu tố di truyền hoặc khi mắc phải viêm mũi mạn tính. Các tuyến trong khoang mũi bị teo, dịch mũi có mủ xanh, mùi hôi...

Từ một viêm mũi nhẹ có thể gây biến chứng nặng nề

Bệnh viêm mũi nếu không được chữa trị, hoặc chữa trị không đúng cách sẽ có nhiều biến chứng và ảnh hưởng chức năng sinh lý của mũi. Sẽ xuất hiện tình trạng hô hấp khó khăn, làm giảm lượng ôxy hít vào. Ảnh hưởng chức năng và sự chuyển hóa của các bộ phận khác xung quanh mà xuất hiện một số tình trạng như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau ngực, bồn chồn...

Ngoài ra, có thể ảnh hưởng niêm mạc khứu giác gây mất ngửi; gây biến chứng hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản...; biến chứng mắt: rất hay gặp, nhất là ở trẻ em, vi khuẩn theo ống lệ tỵ từ mũi lên gây viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ, túi lệ,... 

Nếu viêm mũi biến chứng thành viêm xoang mà không được trị khỏi kịp thời, viêm nhiễm sẽ phát triển lây lan ra bộ phận khác, tổ chức khác của của cơ thể, như gây viêm hốc mắt, viêm dây thần kinh võng mạc, viêm não, viêm màng não, áp-xe não, huyết khối xoang hang hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang... Hơn nữa khi viêm mũi không thở nổi, hô hấp khó khăn sẽ kích hoạt hội chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh phì đại cuốn mũi, khi ngủ thiếu ôxy, nghiêm trọng gây nhồi máu, bộc phát bệnh tim mạch, có những bệnh nhân thậm chí đột tử. 

Khoảng 90% các ca bệnh ung thư mũi là do bệnh viêm mũi lâu ngày trị không khỏi mà tạo thành. Như vậy, từ một viêm nhiễm nhẹ ở mũi có thể sẽ gây ra những biến chứng nặng nề khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, không thể xem thường nhức đầu sổ mũi như nhiều người vẫn tưởng. Tốt nhất, khi có biểu hiện viêm nhiễm ở khu vực tai-mũi-họng, nên đến cơ sở có chuyên khoa để thăm khám và điều trị, tránh bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.

Cách phòng bệnh hiệu quả

Ngoài việc tránh các tác nhân gây viêm mũi nói chung và viêm mũi dị ứng nếu bạn bị dị ứng như sử dụng máy điều hòa, làm giảm độ ẩm trong nhà, luôn bật quạt hút khi tắm, quạt hút mùi khi nấu ăn; hút bụi thường xuyên, lau chùi nhà cửa, chăn mền giặt sạch sẽ... Ngoài ra, việc rửa mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả. Đặc biệt những người bị các triệu chứng xoang mạn tính, viêm xoang cấp, cảm lạnh, các triệu chứng do cảm cúm, rửa mũi sẽ có lợi. Tuy nhiên, không rửa mũi khi có nhiễm khuẩn tai hoặc mũi đang bị tắc gây khó thở.

Khi bạn bị cảm cúm, ban đầu cũng có biểu hiện tại mũi. Làm thế nào để có thể tự phán đoán mình bị viêm mũi hay là bị cảm cúm?

Theo SK&ĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.