Viêm tai giữa trẻ em - Nỗi lo của người lớn

Viêm tai giữa mủ điển hình thường xuất hiện ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo vì ở tuổi này tần suất viêm V.A cao. Số lượng trẻ bị mủ trong tai giữa ngày càng tăng. Tại sao mủ lại xuất hiện trong tai giữa? Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ? Những câu hỏi đó được rất nhiều ông bà, bố mẹ quan tâm.

Viêm tai giữa mủ điển hình thường xuất hiện ởtrẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo vì ở tuổi này tần suất viêm V.A cao. Số lượngtrẻ bị mủ trong tai giữa ngày càng tăng. Tại sao mủ lại xuất hiện trong taigiữa? Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ? Nhữngcâu hỏi đó được rất nhiều ông bà, bố mẹ quan tâm.

Quá trình tạo thành mủ taigiữa

Nguyên nhân chính để hình thànhmủ trong tai giữa là viêm tai giữa mủ. Mủ xuất hiện trong tai giữa là do niêmmạc tai giữa bị viêm, tăng tiết dịch. Môi trường này của tai giữa sẽ tạo điềukiện cho vi khuẩn có sẵn trong tai giữa hoặc từ mũi họng tấn công vào tai giữaphát triển hình thành mủ hoặc mủ sẵn có từ mũi họng đi qua vòi tai vào tai giữakhi xì mũi không đúng cách.

Viêm tai giữa trẻ em - Nỗi lo của người lớn
Viêm tai giữa mủ xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi họng không được điều trị

Viêm tai giữa mủ xuất hiện khitrẻ bị viêm mũi họng không được điều trị. Tần suất viêm tai giữa hay xuất hiệnvào những lúc thời tiết thay đổi, nhất là nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh.Viêm tai giữa mủ là giai đoạn 2 của viêm tai giữa cấp sau giai đoạn xung huyết.

Làm thế nào để phát hiện raviêm tai giữa mủ?

Viêm tai giữa mủ thường đi sauviêm mũi họng. Trẻ đang chảy mũi vàng xanh, ngạt tắc mũi đột nhiên xuất hiện đaunhói trong tai, đau lan từ tai lên thái dương hoặc xuống họng. Có thể sốt hoặckhông sốt tùy phản ứng của cơ thể trẻ (với trẻ suy dinh dưỡng thường không cósốt). Trẻ kêu trong tai có tiếng ù, sức nghe giảm.

Đây chính là giai đoạn xung huyếtđã nói, ở giai đoạn này nếu được điều trị ngay, mủ trong tai giữa chưa kịp hìnhthành thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nếu giai đoạn này bị bỏ qua, mủ bắt đầuxuất hiện. Lúc này dấu hiệu đau nhức tăng lên đi cùng với sốt tăng. Màng nhĩ bịđẩy phồng do mủ đọng, có thể vỡ, mủ tai được giải phóng thoát ra ngoài. Nếu màngnhĩ không vỡ, mủ đọng trong tai giữa có thể biến chứng vào não gây viêm màngnão, liệt mặt...
 

Nếu mủ trong tai giữa không điềutrị kịp thời ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại di chứng như viêm tai giữa thanh dịch làmdính chuỗi xương con nằm trong hòm nhĩ để lại hậu quả là sức nghe giảm dần, màngnhĩ bị co kéo, có thể tạo ra chất gọi là cholesteatoma, một loại chất có thể pháhủy xương, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng...

Giải phóng mủ khỏi tai giữabằng cách nào?

Mủ tồn đọng trong tai giữa muốngiải phóng ra ngoài chỉ có hai con đường: Thứ nhất, làm thông thoáng vòi tai đểmủ chảy từ hòm tai ra mũi họng. Thứ hai là phải trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủtrong tai giữa.

Trong trường hợp viêm tai giữa mủđể lại di chứng thành viêm tai giữa thanh dịch, người ta phải thực hiện thủthuật đặt một ống thông ở màng nhĩ với mục đích cân bằng áp lực giữa tai giữa vàmôi trường bên ngoài nhằm bảo đảm cho niêm mạc tai giữa được sống trong môitrường bình thường. Sau ít nhất khoảng 6 tháng, mủ trong tai giữa được hấp thudần dần đến hết.

Mủ trong tai giữa cần được xử lýkịp thời và đúng cách với mong muốn trả lại chức năng sinh lý cũng như sức nghebình thường cho trẻ. Nếu mủ tồn đọng trong tai giữa, sức nghe trẻ sẽ giảm, đặcbiệt các tần số trầm, trẻ không nói được những âm trầm như u, m, n, ng... khiếntrẻ sẽ thành nói ngọng.

Nếu mủ viêm tai giữa cấp tự vỡ,lỗ thủng trên màng nhĩ thường nhỏ, ít khi đủ dẫn lưu được mủ trong tai giữa, lúcnày cần chỉ định trích rạch rộng thêm lỗ thủng, dẫn lưu mủ trong tai giữa. Nhữngtrường hợp này cần điều trị viêm tai giữa một cách triệt để, sau khi sức ngheđược phục hồi, trẻ sẽ được huấn luyện nói lại cho trẻ từng âm, từng vần mà trẻmắc lỗi. Việc điều trị mang tính kiên trì, do đó phải thuyết phục và giải thíchđể bố mẹ trẻ kết hợp điều trị với bác sĩ mới có hiệu quả.

Chữa trị dứt điểm mủ tai giữa

Điều trị nội khoa đi kèm với cácthủ thuật mới có kết quả tuyệt đối. Kháng sinh toàn thân kết hợp giảm viêm, tiêumủ. Tại chỗ có thể làm thuốc tai trong 5 - 7 ngày, thuốc nhỏ tai kháng sinh(thuốc sử dụng cho tai thủng - otofa, effexine), chống viêm...

Tuy nhiên cách tốt nhất là đừngđể mủ hình thành trong tai giữa bằng cách điều trị triệt để các viêm nhiễm cóthể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amiđan... Nếu đãxác định được là có mủ trong tai giữa cần đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng đểđiều trị.

Theo ThS. Phạm Bích Đào
Viêm tai giữa trẻ em - Nỗi lo của người lớn
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.