Ác mộng ngày Tết của nàng dâu

Tôi nhớ mãi cái Tết năm đầu làm dâu. Dù mới ăn hỏi, chưa làm đám cưới mà tôi đã phải vật lộn mới vai trò làm dâu vì mẹ chồng muốn tôi ăn Tết ở đấy.

Tôi nhớ mãi cái Tết năm đầu làm dâu. Dù mới ăn hỏi, chưa làm đám cưới mà tôi đã phải vật lộn mới vai trò làm dâu vì mẹ chồng muốn tôi ăn Tết ở đấy.

Tôi nhớ mãi cái tết năm đầu làm dâu. Dù mới ăn hỏi, chưa làm đám cưới mà tôi đã phải vật lộn mới vai trò làm dâu vì mẹ chồng muốn tôi ăn Tết ở đấy. Sau khi được nghỉ làm, tôi phải từ Hà Nội về quê chồng sớm để giặt giũ, lau chùi bàn ghế, bát đĩa, giường chiếu chăn màn, dọn dẹp từ mọi thứ từ to đến nhỏ rồi lại xếp vào đúng vị trí, quét từ cái trần nhà đến lau cái kẽ cửa, từ nhà trên xuống nhà bếp, từ sân ra vườn.

Làm liền mấy ngày, từ hôm 25 Tết đến 12h30 đêm giao thừa tôi mới được nghỉ. Không hiểu sao mẹ chồng tôi có thể nghĩ ra nhiều việc thế, ngày nào cũng từ sáng sớm đến tối mịt mới xong. Sau đó là chuỗi ngày ác mộng, suốt mấy ngày Tết tôi phải vào bếp nấu nướng cỗ cúng, cỗ tiếp khách, rồi rửa hàng chục mâm bát, xong xuôi người mệt rã rời thì phải đi đến họ hàng nhà chồng để chào hỏi và nhận họ.

Thực sự tôi thấy mình bị quay như chong chóng không khác gì một con ôsin mà vẫn phải cười. Cứ thấy mặt tôi là bố chồng sai việc này, mẹ chồng sai việc kia. Cậu em chồng thấy tội quá mách cho kế là nên lánh mặt đi, tức là ‘mũi né’, nếu không thì ốm xác với việc sai vặt của mọi người. Nhưng tôi né làm sao được khi tôi là dâu mới mà lại còn dâu trưởng nữa? Còn chồng tôi thì chỉ biết ăn, ngủ và đi đánh bạc cả ngày, chẳng cần biết tôi sống chết như thế nào.

Ác mộng ngày Tết của nàng dâu - 1
Thực sự tôi thấy mình bị quay như chong chóng không khác gì một con ôsin mà vẫn phải cười. (ảnh minh họa)

Đến ngày mồng 3, tôi phát ốm không thể lê được chân nữa, vừa vì nhớ nhà vừa vì tủi thân, ngồi một mình trong nhà bếp, tôi rớm nước mắt. Thấy vậy mẹ chồng mới bảo mồng 4 cho về ngoại. Tôi kết thúc chuỗi ngày kinh khủng ở nhà chồng.

Giờ lại sắp Tết rồi, 2 vợ chồng vừa cãi nhau 1 trận vì chồng nói Tết này chỉ cho tôi về nhà bố mẹ đẻ 1 ngày (tức là sáng đi chiều về) trong khi nhà tôi cách nhà anh hơn 200 cây số. Tôi nói với chồng rằng anh cũng có gia đình, em cũng có gia đình, bố mẹ anh còn sống, bố mẹ em cũng còn sống. Tại sao anh lại đối xử với người sinh ra vợ anh như thế? Anh nói anh không thích về nhà vợ, lý do tiếp theo là vì chỉ thuê người lái xe được 1 ngày thôi. Chừng nào có ô tô riêng thì về nhiều.

Tôi không đồng ý. Tôi nghĩ rằng nếu muốn về thì không có lý do nào ngăn được trừ bất đắc dĩ, tôi có thể đi xe khách chứ không cần phải nhất thiết đi ô tô nhà anh, chứ chờ có ô tô riêng thì lúc đó bố mẹ tôi mất rồi. Còn anh không muốn về thì tôi sẽ về một mình. Chừng nào bố mẹ tôi còn sống, tôi vẫn sẽ về.

Anh coi thường nhà vợ thì cũng đừng bắt vợ yêu thương gia đình chồng, vì như thế là áp đặt. Vì yêu anh mà tôi yêu cả nhà chồng, tôi coi nhà chồng là nhà mình, thì tại sao anh không coi nhà vợ là nhà mình? Tại sao lại phân biệt? Anh thích sinh con gái nhưng lại không hiểu cho cảm xúc của người vợ lấy chồng xa nhà. Nếu sau này con gái anh cũng lấy chồng xa, gặp người gia trưởng như anh thì anh có đau lòng không, có mòn mỏi trông con ngày Tết không? Năm hết Tết đến rồi, nghĩ mà nản!

Trước giờ người ta vẫn nói, con dâu cứ sống Tốt thì sẽ được lòng bố mẹ chồng. Nhưng tôi đã làm gì sai, ngay cả chồng, người từng yêu thương tôi nhất cũng trở mặt, tôi biết làm gì. Tại sao anh không hiểu cho cảm giác của người con xa nhà. Thời gian trôi đi, bố mẹ ngày càng gầy yếu, anh cũng có bố mẹ, nếu con cái báo đáp được cho bố mẹ ngày nào thì nên làm ngày ấy, bởi không còn cơ hội nhiều thể hiện sự hiếu tháo với gia đình nữa.

Anh thật ích kỉ, bố mẹ chồng tôi cũng không hiểu được nỗi lòng của con dâu. Thật tình, cứ bảo con dâu phải tuân theo bố mẹ, nhưng sống cứ thế này thì chỉ gây ức chế vào người, có khi chẳng bao giờ thoát được cảnh hầu hạ. Ai mặc định con dâu là phải làm tất tần tật, ai mặc định con dâu không phải là con cái trong nhà, phải lo mọi thứ thay gia đình chồng? Chẳng ai mặc định thế, chỉ có người trong cuộc tự cho mình cái quyền ấy. Nhưng cứ nước này, tôi sẽ phá lệ mà làm, đến đâu thì đến, tôi quá mệt mỏi rồi.

Theo Eva


Tại thư ký trẻ 'giăng câu' nên giám đốc già tán gia, bại sản?
Cho đến một ngày sau khi nắm giữ quyền lãnh đạo công ty được 3 năm, thì cả nhà tôi chết lặng nghe chồng tôi xin mấy mẹ con tôi ký giấy để anh bán nhà trả nợ cho công ty. Vì thời gian qua anh đã lạm dụng tín nhiệm, rút tiền tỷ ra bao cho cô thư ký trẻ là người tình của anh mua nhà, mua xe, sắm thời trang hàng hiệu và cùng nhau đi du lịch ở nhiều nơi trên thế giới.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.