Con gái sếp đi lấy chồng, cả công ty đi ăn cưới chỉ có mình tôi là không, cuối tháng nhận lương tôi choáng váng vô cùng

Ba ngày sau, khi tình trạng của mẹ đã đỡ hơn, tôi quyết định đi làm trở lại. Sếp thấy tôi đi làm thì cố ý lại gần, vỗ vai một cái rồi thở dài. Lúc ấy, tôi có chút chột dạ, nghĩ thầm trong bụng chắc ông ấy đang trách mình vắng mặt trong đám cưới.

Tôi làm việc trong một công ty chế biến thực phẩm. Công việc thực hiện theo dây chuyền sản xuất nên ngày nào cũng như ngày nào, khá nhàm chán. Còn chưa kể, chế độ của công ty không được tốt, hai năm rồi mà chẳng tăng lương cho nhân viên lấy một lần nên chẳng ai muốn cố gắng làm việc.

Sếp tôi lại có tính keo kiệt và sống rất thực dụng. Ngay đến cả bản thân mình ông ấy cũng tính toán từng đồng, một đôi giày vải đã đi ba năm dù sờn cũ rồi mà vẫn không chịu mua mới. Hôm vừa rồi, con gái sếp đi lấy chồng. Sếp đã gửi lời mời đến tất cả các công, nhân viên trong công ty đến dự. Nhận được thiệp mời, ai cũng lẩm bẩm: "Nay lại được dịp để sếp kiếm thêm rồi".

Ngày cưới, dù mọi người chẳng vui vẻ gì nhưng vẫn phải miễn cưỡng đến vì sợ mất lòng sếp. Hôm ấy, khi tôi đang chuẩn bị quần áo để đi ăn cưới cùng mọi người thì mẹ đột nhiên ôm bụng kêu đau, đòi đến bệnh viện khám. Mạng người là quan trọng, chậm chễ vài phút cũng có thể gây ra họa lớn nhưng nếu tôi không đến đám cưới thì chắc chắn ông chủ sẽ trách móc, thậm chí gây khó dễ cho công việc của mình. 

Tôi suy nghĩ không biết làm thế nào để có lý do vắng mặt hợp lý. Không lẽ cả đời con gái sếp mới lấy chồng có một lần mà mà mình lại lấy lý do mẹ bị bệnh nặng để trốn tránh thì cũng không hay. Đắn đo một hồi, cuối cùng, tôi đã quyết định gửi tiền mừng thật hậu hĩnh. Khi mọi người chỉ đi phong bì 500 nghìn thì tôi lại quyết định mừng tận 1 triệu.

Con gái sếp đi lấy chồng, cả công ty đi ăn cưới chỉ có mình tôi là không, cuối tháng nhận lương tôi choáng váng vô cùng-1

Sau khi chuẩn bị xong xuôi, tôi cầm phong bì nhờ người chuyển cho sếp, sau đó vội về nhà đưa mẹ đi viện. Ba ngày sau, khi tình trạng của mẹ đã đỡ hơn, tôi quyết định đi làm trở lại. Sếp thấy tôi đi làm thì cố ý lại gần, vỗ vai một cái rồi thở dài. Lúc ấy, tôi có chút chột dạ, nghĩ thầm trong bụng chắc ông ấy đang trách mình vắng mặt trong đám cưới.

Nhưng điều kỳ lạ là tôi chẳng hề gặp khó khăn hay bị sếp quở trách gì trong quá trình làm việc. Đến cuối tháng lĩnh lương, thay vì được nhận 5 triệu như mọi khi thì tôi lại được nhận số tiền tận 8 triệu. Lúc đầu, tôi nghĩ là do được tăng lương nhưng khi hỏi lại bạn tôi, anh ấy nói: "tiền lương của tôi vẫn như những tháng trước" khiến tôi rơi vào mơ hồ và hoang mang vô độ. 

Sợ bị tính nhầm tiền, tôi đã chủ động đến tìm sếp để hỏi cho rõ ngọn ngành. Nhưng ông chỉ cười nói: "Mẹ cậu nằm viện, cậu không nói cho tôi biết, cậu có còn coi tôi là ông chủ nữa không? Những người khác mừng tôi có 500 nghìn, thậm chí tổng giám đốc cũng chỉ mừng có 1 triệu. Vậy mà cậu lại mừng tôi cũng bằng số tiền đó, cậu tốt với tôi quá. Hôm trước, tôi có nghe mọi người nói mẹ cậu đang nằm viện cũng cần một món tiền nên tôi quyết định sẽ tăng lương tạm thời cho cậu tháng này để thêm tiền thuốc thang cho mẹ".

Nghe những lời tâm sự của sếp, tôi mới thở phào nhẹ nhõm, cảm giác được người khác quan tâm lúc mình gặp khó khăn thực sự ấm áp vô cùng. Tôi chợt nhận ra, sếp là một người sống rất có tình có nghĩa chứ không phải dạng người keo kiệt xấu tính như mình từng nghĩ. Nhận lấy số tiền, tôi  không quên gửi lời cảm ơn sếp, vậy là tôi đã có thêm kinh phí để chăm sóc mẹ tốt hơn rồi. Sau khi mẹ khỏe lại, tôi sẽ cố gắng hơn trong công việc và sẽ nói để mọi người trong công ty không còn hiểu sai về sếp của mình nữa.

(Xin giấu tên)

Theo Vietnamnet


Tâm Sự Đêm Khuya


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.