- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhìn ra thế giới: Chặt cây trái phép bị phạt 1,1 triệu USD
Các nước trên thế giới đều có những quy định và chế tài rất chặt chẽ, nghiêm khắc để bảo tồn cây xanh trong thành phố.
Các nước trên thế giới đều có những quy định và chế tài rất chặt chẽ, nghiêm khắc để bảo tồn cây xanh trong thành phố.
Mới đây, Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội đã đề xuất thành phố cho chặt hạ 6.700 cây xanh dọc nhiều tuyến phố để thay thế bằng các loại cây mới, thời gian thực hiện trong 3 năm (2015-2017), dự tính kinh phí xấp xỉ 60 tỷ đồng.
Trong số những cây xanh bị đề xuất chặt hạ lần này có nhiều cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng Thủ đô, với lý do những cây này đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Tại các thành phố lớn trên thế giới, nhà chức trách đều xác định cây xanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, tạo không gian xanh cho đô thị. Do đó, công tác bảo vệ, trồng mới và thay thế cây xanh luôn được chú trọng và được quy định rất chặt chẽ.
Chẳng hạn như tại thành phố Sydney của Úc, các loại cây xanh trồng dọc đường phố đều được coi là tài sản của thành phố và được bảo vệ chặt chẽ theo chương trình bảo tồn cây xanh. Các nhà quản lý cùng các chuyên gia về thực vật học luôn phối hợp chặt chẽ với người dân để trồng và bảo vệ cây xanh đường phố.
Thành phố Sydney cũng ra những quy định rất chặt chẽ trong việc đốn hạ hoặc tỉa cây xanh. Đối với những cây xanh này, người dân và chính quyền chỉ được tỉa bớt cành lá để loại bỏ những cành sâu mục, chết hoặc gây nguy hiểm cho người đi đường, hoặc để tạo không gian cho những cành lá phía dưới cũng như để đảm bảo cây cối không che khuất các biển báo giao thông.
Cây xanh trên đường phố Sydney chỉ bị đốn hạ khi không còn giải pháp nào khác để giữ lại, và thường là những cây quá già, bị mục ruỗng và chết khô, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Các thanh tra viên của thành phố sẽ đến tận nơi xem xét và quyết định có loại bỏ cây đó hay không. Nếu phải loại bỏ, họ sẽ gắn một tấm biển trên thân cây, ghi rõ lý do phải loại bỏ và đề xuất thay thế cây nào vào chỗ đó, ngoài ra còn có thông tin liên lạc của thanh tra viên.
Còn người dân Sydney khi muốn loại bỏ cây xanh trong vườn nhà mình cũng phải xin giấy phép của thành phố, nếu những cây này có chiều cao từ 5 mét trở lên, có tán lá phủ hơn 5 mét, hoặc đường kính thân hơn 30 cm.
Sydney cũng quy định các biện pháp trừng phạt rất nghiêm khắc đối với những người vi phạm quy định trên. Những người chặt hạ cây trái phép ở mức độ nghiêm trọng có thể bị Tòa án Môi trường và Đất đai phạt tiền tới 1,1 triệu USD.
Còn thành phố Southwark của Anh thì quy định cây xanh được coi là một đặc trưng quan trọng của môi trường thành phố và được bảo vệ theo Lệnh Bảo tồn Cây xanh (TPO). Điều này đồng nghĩa với việc bất cứ hành vi tỉa cành hay chặt hạ cây xanh nào đều phải được Sở Quản lý Phát triển của thành phố xem xét và đồng ý.
Theo luật, những cây xanh thuộc diện TPO không được phép chặt hạ, nhổ, làm bật gốc mà chưa có sự nhất trí và giấy phép của Sở Quản lý Phát triển. Gần như toàn bộ cây xanh trong thành phố Southwark đều được xếp vào diện TPO, ngoại trừ các loại cây bụi nhỏ.
Khi muốn xử lý bất cứ công việc gì đối với những cây xanh này, người ta sẽ phải nộp đơn lên Sở Quản lý Phát triển. Trong vòng từ 6-8 tuần, sở này sẽ ra quyết định về việc có được phép tỉa cành hoặc đốn hạ đối với những cây xanh được đề xuất hay không.
>>Bị phạt 6.000 USD chỉ vì chặt 3 cây ăn quả
>>Hình phạt độc và lạ đối với tài xế say xỉn trên thế giới
Trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như cây có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm, cây xanh có thể được đốn hạ trước khi có giấy phép, nhưng những người đốn hạ sau đó phải giải trình rõ ràng tình huống khẩn cấp đó với hội đồng thành phố. Việc giải trình này phải được thực hiện bằng ảnh chụp và lời khai của các nhân chứng.
Nếu cố tình đốn hạ hoặc hủy hoại cây xanh mà không có giấy phép, người vi phạm có thể bị truy tố và bị phạt tới 20.000 bảng Anh và phải thay thế một cây khác vào chỗ đó ngay lập tức.
Tại thành phố Richmond cũng của Anh, nếu muốn làm bất cứ việc gì liên quan đến những cây xanh có đường kính lớn hơn 7,5 cm, bạn cần phải nộp đơn xin phép hội đồng thành phố.
Trong đơn xin phép này, bạn phải nêu rõ công việc mà mình định làm đối với cây xanh đó, và nếu chặt hạ, bạn phải có phương án trồng cây thay thế. Những đơn xin phép không điền đầy đủ các thông tin trên sẽ bị trả lại, và những đơn hợp lệ thường sẽ được xử lý trong vòng 8 tuần.
Thành phố Richmond quy định nếu người nào cố tình chặt phá hoặc hủy hoại cây xanh sẽ bị phạt tới 20.000 bảng Anh. Tòa án cũng sẽ xem xét xem người vi phạm có được hưởng lợi ích tài chính từ hành vi chặt cây đó hay không, và nếu có, mức phạt sẽ không bị giới hạn. Ngoài ra, người vi phạm sẽ phải thay thế một cây xanh vào chỗ cây vừa bị chặt.
Tại Singapore, đất nước được coi là sạch nhất Đông Nam Á, chính phủ lập nên các Khu vực Bảo tồn Cây xanh bao phủ một diện tích rộng lớn của quốc đảo này, và nghiêm cấm mọi hoạt động phá hoại các cây xanh có đường kính trên một mét trong các khu vực đó.
Năm 2002, một công ty bất động sản đã tự ý chặt hạ một cây xanh cổ thụ có đường kính 3,4 mét trong khu đất của mình. Ngay lập tức, dư luận Singapore nổi sóng phẫn nộ, và tòa án đã ra mức phạt 8.000 USD đối với công ty này, ngoài số tiền 76.035 USD mà công ty phải bồi thường cho nhà nước vì đã đốn hạ cây trên.
-
Thế giới2 giờ trướcKết quả xét nghiệm ADN của cặp song sinh khiến người đàn ông sốc nặng.
-
Thế giới6 giờ trướcBà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.
-
Thế giới9 giờ trướcKhi hành khách nói cần chạy nhanh vì vừa giết người, tài xế taxi ở Trung Quốc cố giữ bình tĩnh tiếp tục chuyến đi và tìm cớ dừng xe để cảnh sát bắt giữ nghi phạm.
-
Thế giới20 giờ trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới22 giờ trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới1 ngày trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới1 ngày trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới1 ngày trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới1 ngày trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới1 ngày trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới1 ngày trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới1 ngày trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.