110 tỉ euro có cứu được Hi Lạp?

Các chuyên gia kinh tế và giới đầu tư bi quan dự báo khoản vay khổng lồ 110 tỉeuro (146,2 tỉ USD) từ châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) không thể giải cứumột Hi Lạp trên thực tế đã vỡ nợ.

Các chuyên gia kinh tế và giới đầu tư bi quan dự báo khoản vay khổng lồ 110 tỉeuro (146,2 tỉ USD) từ châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) không thể giải cứumột Hi Lạp trên thực tế đã vỡ nợ.

AFP cho biết theo một thỏa thuận kéo dài ba năm, Hi Lạp sẽ nhận 80 tỉ euro(106,2 tỉ USD) từ các nước sử dụng đồng euro và 30 tỉ euro (40 tỉ USD) từ IMF.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết chính quyền Athens sẽnhận 30 tỉ euro trong năm nay.

Các khoản vay đầu tiên sẽ được giải ngân trước ngày 19-5, thời hạn chính quyềnAthens phải trả nợ 8,5 tỉ euro (11,25 tỉ USD).

Đổi lại, Hi Lạp trước đó đã phải cam kết hàng loạt biện pháp cắt giảm ngân sáchngặt nghèo: cắt thâm hụt ngân sách xuống dưới 4% vào năm 2014 so với mức 13,7%năm 2009, giảm lương thưởng, hưu trí của công chức, tăng thuế giá trị gia tăngtừ 21% lên 23%, tăng thuế thuốc lá, xăng dầu, rượu thêm 10%, tư hữu hóa một sốngành nhà nước, giảm đầu tư công, chống trốn thuế...

“Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác và cũng không có thời gian” - AFP dẫnlời Thủ tướng Hi Lạp George Papandreou.

Báo NewYork Times so sánh chương trìnhthắt lưng buộc bụng mà châu Âu và IMF ép chính quyền Athens thực hiện là “khẩupháo châu Âu gí vào đầu Hi Lạp”.

Một số chuyên gia kinh tế uy tín bình luận các biện pháp ngặt nghèo này, thaycho cứu trợ, có thể sẽ là liều thuốc quá mạnh có khả năng cướp đi sinh mạng củabệnh nhân yếu đuối là Hi Lạp, hiện đang phải gánh trên vai khối nợ 300 tỉ euro(394 tỉ USD). Bởi cắt giảm ngân sách quá mạnh tay đồng nghĩa với tăng trưởngthấp hoặc âm, đẩy tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và khiến tình trạng giảm phát càngtrở nên nghiêm trọng.

110 tỉ euro có cứu được Hi Lạp?

Người Hi Lạp phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ. Họ biểu tình và đã đụng độ với cảnh sát ở Athens (Ảnh: AFP)

“Hi Lạp có thể thoát ra khỏi hố sâu nợ nần bằng cách nào khi mà tình trạng giảmphát tồn tại? - NewYork Times dẫn lời giáo sư kinhtế Jean-Paul Fitoussi thuộc Viện Nghiên cứu chính trị ở Paris (Pháp) - Giảm phátsẽ tăng gánh nặng nợ nần, và Hi Lạp đang bị cuốn vào vòng tròn luẩn quẩn sẽ dẫntới địa ngục”.

Giáo sư Thomas Piketty thuộc Trường Kinh tế Paris cho rằng quá khó để Athens vừaphục hồi tài chính công vừa trả cả vốn lẫn lãi (5%) cho khoản nợ khổng lồ.“Chẳng những kế hoạch này không giúp ích cho tăng trưởng của Hi Lạp, mà còn cómột kết thúc tồi tệ về chính trị. Về lâu về dài, người đóng thuế sẽ không thểchấp nhận tình trạng này”.

AFP cho biết các công đoàn Hi Lạp đã tuyên bố sẽ đình công để phản đối các biệnpháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, và những cuộc đình công quy mô toàn quốcsẽ càng đẩy nền kinh tế Hi Lạp đến gần bờ vực sụp đổ.

Mới đây, Bộ trưởng Tài chính George Papaconstantinou dự báo kinh tế Hi Lạp sẽsuy thoái 4% năm 2010, 2,6% năm 2011, và chỉ tăng trưởng trở lại 1,1% vào năm2012. Tuy nhiên, không ai biết điều gì sẽ xảy ra vào năm 2012 và liệu chínhquyền Thủ tướng Papandreou có thể tồn tại đến thời điểm đó hay không.

“Nếu chính quyền áp đặt chính sách quá nặng nề, người dân sẽ phản kháng” - giáosư Fitoussi khẳng định.

Bằng chứng là các cuộc biểu tình, đụng độ đã nổ ra ầm ĩ ở Athens trong nhữngngày qua. Người Hi Lạp muốn chính quyền tuyên bố phá sản, và để các ngân hàngnước ngoài đang ôm nợ Hi Lạp gánh chịu hậu quả. Nếu sự phản đối của người dântrở nên gay gắt, rất có thể chính quyền sẽ buộc phải nới tay, bãi bỏ một sốchính sách quá khắc nghiệt.

Theo Reuters, trong phiên giao dịch 3-5, giới đầu tư tỏ ra nghi ngờ hiệu quả củakế hoạch giải cứu Hi Lạp, đẩy giá đồng euro tiếp tục sụt giảm, giá cổ phiếu tạicác thị trường châu Âu và châu Á cũng giảm theo.

Cứu các ngân hàng Đức, Pháp?

Các chuyên gia kinh tế cho rằng chính quyền các nước châu Âu khi đồng ý giải cứu không quan tâm đến tăng trưởng Hi Lạp, mà chủ yếu muốn đảm bảo sự ổn định của đồng euro. New York Times dẫn lời giáo sư Fitoussi bình luận đây cũng là cuộc giải cứu gián tiếp các ngân hàng ở Đức và Pháp, những tổ chức đang ôm nợ Hi Lạp. “Đó là lý do Pháp ủng hộ kế hoạch giải cứu” - ông Fitoussi khẳng định.

Nhà kinh tế Katinka Barysch của Trung tâm Cải cách châu Âu cho rằng người dân Đức đã nhận ra thực tế này, do đó họ phản đối mạnh mẽ việc Đức gánh chịu tới 22 tỉ euro (29 tỉ USD) trong gói cứu trợ cho Hi Lạp.

“Người Đức đã rất khó chịu với việc phải giải cứu Hi Lạp, và càng khó chịu hơn vì phải giải cứu các ngân hàng sở hữu trái phiếu Hi Lạp” - bà Barysch cho biết.

Theo Hiếu Trung
110 tỉ euro có cứu được Hi Lạp?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.