Ai “nẫng” mất bộ não của Einstein?

Không lâu sau khi bị sa thải, Harvey mang bộ não Einstein đến bệnh viện Philadelphia, nhờ kĩ thuật viên ở đây cẩn thận chia tổ chức trung khu thần kinh này thành 240 phần theo đúng bản đồ giải phẫu đại não. Trong đó, có một số phần tiếp tục được cắt thành lát mỏng cố định lên tấm kính.

Tổng cộng, Harvey đã làm ra 20 tiêu bản như vậy và gửi cho các nhà khoa học nổi tiếng nhất trong lĩnh vực thần kinh khi đó, hi vọng họ có thể phát hiện ra điều gì động trời. Số còn lại Harvey bao gói cẩn thận bằng bông collidion rồi cho vào bình thủy tinh đổ đầy phoócmôn để bảo quản. Cứ như vậy, bộ não của Einstein lúc thì ở dưới tầng hầm nhà, lúc lại nằm trong hộp giấy ở văn phòng làm việc của Harvey.

Trong khoảng 30 năm đầu, kể từ khi bộ não Einstein trở thành “tài sản riêng” của Harvey, hầu như không có bất cứ kết quả nghiên cứu nào cho thấy bộ não của Einstein có cái gì đó khác biệt so với người bình thường cả về hình dạng lẫn số lượng tế bào thần kinh. Duy chỉ có một lần dư luận ồn lên, nhưng bắt nguồn từ danh tiếng của nhà bác học.

Tháng 8/1978, Steven Levy, kí giả tờ nguyệt san New Jersey được Harvey cho phép mục kích sở thị bộ não của Einstein. “Không còn có thể nói thêm điều gì. Nhìn những phần não của Einstein lập lờ trong dung dịch bảo quản, tôi gần như mất khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nó giống như bạn đang trong một nghi lễ tôn giáo vậy…”.

Những dòng miêu tả trên của Levy trong bài “Tôi thấy bộ não của Einstein” lập tức khiến giới báo chí cuồng lên. Rất nhiều phóng viên đã ăn chực nằm chờ, phục ở phía ngoài văn phòng và nơi ở của Harvey. Đột nhiên, cuộc sống của Harvey bị đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên, cùng với thời gian, sự việc cũng dần lắng dịu, trở về quỹ đạo bình thường và những lát cắt của bộ não Einstein tiếp tục lúc nổi lúc chìm trong chiếc bình thủy tinh.

Gần đây, một phần bí mật về kết cấu bộ não của Einstein mới được các nhà thần kinh học Canađa giải mã. Hóa ra bộ phận phụ trách việc tính toán số học ở đại não Einstein lớn hơn người bình thường 15%. Điều đó lí giải tại sao Einstein tư duy rất nhanh và chính xác. Phát hiện này vừa được công bố đã gây chấn động trên thế giới.

Thân thế của Einstein một lần nữa trở thành chủ đề luận bàn của mọi người. Ngôi sao Bắc Đẩu của làng khoa học thế giới dù thông minh tuyệt đỉnh nhưng cũng không thể biết được rằng bộ não của ông là một gợi ý rất hay cho một số nhà khoa học vốn ủng hộ việc nhân bản những nhân vật thiên tài. Không ai dám chắc rằng một ngày kia sẽ không xuất hiện một phiên bản của Einstein.

Trong khi đó, ngay từ khi còn nằm ở bệnh viện Princeton, Einstein đã viết di chúc nói rõ rằng sau khi mất, di thể của ông phải được hỏa táng, tro đem rải ở nơi bí mật. Trong bản di chúc cuối cùng Einstein cũng viết rằng ông không cho phép cải tạo nơi ở của ông thành nhà lưu niệm như một số người nổi tiếng khác. Ở khía cạnh này, người ta đã làm đúng sự dặn dò của Einstein: Không tổ chức lễ truy điệu, cũng không lập bia mộ. Tuy nhiên, hình ảnh nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ XX thì luôn được người đời khắc ghi cùng những đóng góp lớn lao của ông.

Quay lại năm 1997, sau khi trở về từ chuyến viếng thăm cháu gái của Einstein ở California, cảm thấy sức khỏe không được tốt, Harvey quyết định trao trả tất cả các lát cắt bộ não Einstein đang giữ cho nơi mà Einstein làm việc khi sinh thời – Đại học Princeton. Nhiều lời đề nghị được tiến hành nghiên cứu não Einstein lập tức được đưa ra, trong đó có nữ Giáo sư Sandra thuộc Đại học McMaster thuộc tỉnh Ontario (Cannađa) và Giáo sư Yamaguchi Haruyasu ở Viện y học Đại học Gunma (Nhật Bản).

Tháng 11/1998, Giáo sư Haruyasu công bố kết quả nghiên cứu ban đầu của mình. Ông phát hiện đại não của Einstein có dấu hiệu rõ ràng của bệnh Alzheimer. Trong khi đó, tổ nghiên cứu của Giáo sư Sandra lại phát hiện khả năng thiên tài của Einstein là bẩm sinh. Không phủ nhận thông minh phần nhiều do nỗ lực mà nên, nhưng từ việc nghiên cứu bộ não của Einstein, Giáo sư Sandra cho rằng có người sinh ra đã là thiên tài và Einstein là một ví dụ.

Một đặc điểm khác của bộ não của Einstein là bề mặt của rất nhiều phần đại não không có rãnh lõm, bộ phận vốn được ví như những chướng ngại vật cản trở giao thông trên đường liên lạc giữa các tế bào thần kinh. Nếu trong não không có rãnh lõm, các tế bào thần kinh kết nối thông suốt, đương nhiên tư duy của con người sẽ được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Tổ nghiên cứu của Giáo sư Sandra phát hiện ra điều này sau khi so sánh não Einstein với não của 99 ông già, bà lão đã chết khác.

Phát hiện này của Giáo sư Sandra một lần nữa làm chấn động thế giới, nhưng một số nhà khoa học kêu gọi phải cẩn thận bởi chỉ dựa vào bộ não của Einstein mà rút ra kết luận như vậy là chưa đầy đủ. Bởi nó có thể chỉ là đặc trưng thường có ở não bộ của những người Do Thái thông minh. Dù sinh ra đã là thiên tài, nhưng nếu không có sự bồi dưỡng sau này và nỗ lực của bản thân, Einstein cũng khó có thể phát huy được trí tuệ siêu nhân.

Giáo sư Benest thuộc Đại học Havard (Mỹ) cho rằng những phát hiện mới nhất về bộ não của Einstein rõ ràng là có ý nghĩa quan trọng, nhưng vẫn cần phải đi sâu nghiên cứu và so sánh mới có thể có kết luận cuối cùng về bộ não thiên tài. Và khi đó, Harvey mới có thể thỏa nguyện nơi chính suối vì đã cất công gìn giữ bộ não của Einstein hàng chục năm bất chấp mọi áp lực và cả những cám dỗ vật chất (Harvey mất ngày 5/4/2007 tại bệnh viện Đại học Princeton). Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.