Biến đổi khí hậu - thảm họa không xa

Ngày mai 7-12, tại Đan Mạch sẽ khai mạc Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. Chưa bao giờ con người cảm thấy bị thiên nhiên đe dọa dữ dội như hiện nay. Và sự đe dọa ấy lại chính là do con người chứ không ai khác...

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP15) diễn ra từ ngày 7 đến 18-12. Đây là cột mốc cuối cùng mà các bên đưa ra thỏa thuận để cùng hành động nhằm đối phó và thích nghi với biến đổi khí hậu - thảm họa đang đe dọa tương lai sống còn của mỗi sinh vật trên Trái đất.

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định: nhiệt độ Trái đất đã tăng thêm 0,740C trong thời gian từ năm 1906-2005, mức tăng sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian tới. 90% nguyên nhân là do hoạt động thải khí nhà kính của con người trong sản xuất năng lượng, phá rừng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp.

Đối phó với mực nước biển dâng và nhiệt độ tăng cao có thể sẽ là dự án tốn kém nhất đối với con người. Hầu hết quốc gia đang phát triển - vốn cần phải xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách khác - đều không thể đủ tiền trang trải. Viễn cảnh tương lai rất xấu: xung đột xã hội, tị nạn khí hậu, mất bản sắc văn hóa vùng miền, chiến tranh giành tài nguyên, kinh tế sụt giảm là điều rất khó đảo ngược.

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài khoảng 3.500km và cuộc sống người dân gắn liền với nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch biển. Trong tất cả các nghiên cứu về những tác động của biến đổi khí hậu của Việt Nam và thế giới thì Việt Nam luôn nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo Ngân hàng Thế giới, nếu mực nước biển dâng lên thêm 1m thì 11% dân số Việt Nam (tức khoảng 10 triệu người) có thể bị mất nhà cửa và 1/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long - nơi sinh sống của hơn 17 triệu người - sẽ chìm trong nước.

Theo Khổng Loan



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.