Căn cứ quân sự ở nước ngoài - Ác mộng với Mỹ

Mỹ ngày một tiến gần đếnbờ phá sản bởi chính mạng lưới các căn cứ quân sự. Nhưng trong khi cốcắt giảm các khoản chi để “vá” bớt màn ngân sách quốc gia đang thâmthủng nặng nề, không ai trong êkíp của Obama đả động đến những căn cứnày.

Mỹ ngày một tiến gần đếnbờ phá sản bởi chính mạng lưới các căn cứ quân sự. Nhưng trong khi cốcắt giảm các khoản chi để “vá” bớt màn ngân sách quốc gia đang thâmthủng nặng nề, không ai trong êkíp của Obama đả động đến những căn cứnày.

Ngay sau khi đắc cử tổngthống, trong dịp công bố một số thành viên trong nội các mới, Barack Obamađã quả quyết "chúng ta phải duy trì một lực lượng quân sự hùng mạnh nhấthành tinh". Điều Obama quên ghi nhận là Mỹ không còn đủ khả năng duy trì báquyền toàn cầu và cố vác trên vai gánh nặng chi phí quá sức với sức khỏe nềnkinh tế Mỹ sẽ chỉ chuốc lấy tai họa cho cường quốc kinh tế số một thế giớinày.

Không ngoài dự đoán của giớiphân tích, gần như ngay sau đó, các quan chức hàng đầu của Mỹ đã đau đầu vớicác cuộc cãi vã về các chi phí cứu trợ các ngân hàng, chương trình bảo hiểmy tế và cắt giảm các chi tiêu quốc nội không cần thiết khi và các chi tiêuquốc nội cần thiết khác, khi thâm hụt trong ngân sách liên bang tài khóa2009 lên tới 1.400 tỉ USD, lớn nhất kể từ năm 1945.

Căn cứ quân sự ở nước ngoài - Ác mộng với Mỹ

Mỹ vừa phải thương lượng thuê lại căn cứ không quân Manas ở Kyrgyzstan với giá hàng năm tăng gấp ba lần

Câu hỏi được đặt ra lúc nàylà người Mỹ có thể làm được gì với trên dưới 800 căn cứ quân sự rải ráctrong nhiều xứ khắp địa cầu?

Theo số liệu chính thức củaLầu Năm Góc năm 2008, Mỹ đã có 865 cơ sở quân sự với hơn 190.000 quân ở 46quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong khi đó, theo phân tích giacủa trang web Foreign Policy, Mỹ đã chi khoảng 250 tỉ USD mỗi năm để duy trìsự hiện diện quân sự trên toàn cầu với mục tiêu duy nhất là duy trì bá quyền,kiểm soát hoặc áp đảo, ở càng nhiều nơi càng tốt.

Vấn đề là các khoản chikhông ngừng tịnh tiến, đơn cử như vụ Mỹ vừa phải thương lượng thuê lạicăn cứ không quân Manas ở Kyrgyzstan với giá hàng năm tăng gấp ba, từ17,4 triệu lên 60 triệu USD.

Trong khi đó, khó khăn với chính quyền nơiđặt các căn cứ quân sự của Mỹ cũng tiêu tốn của Washington không ít tiềncủa: Người Ecuador đã yêu cầu người Mỹ rời khỏi căn cứ Manta Air Basevào tháng 11-2009; người Nhật, sau hơn 57 năm qua phải gánh chịu tài trợcác căn cứ quân sự của Mỹ ngay trên lãnh thổ của mình, đang đòi Mỹ dichuyển một số thủy quân lục ở Okinawa qua Guam.

Chưa hết, tệ nạn hãm hiếp vàcác hình thức tấn công tình dục khác là một sỉ nhục lớn cho quân đội Mỹ.Phúc trình năm 2009 của Lầu Năm Góc về các vụ xâm phạm tình dục trong quânđội: 90% các vụ hãm hiếp trong quân đội không bao giờ bị truy tố.

Căn cứ quân sự ở nước ngoài - Ác mộng với Mỹ

Người dân Okinawa biểu tình phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ

Cho đến nay, Obama đã công bốmột số khoản cắt giảm để tiết kiệm vài tỷ USD, trong đó có những chi tiêu vềvài loại vũ khí “không mấy cần thiết”. Nhưng có tài liệu của Mỹ ước tính,người Mỹ có thể thu được 2,6 tỉ USD nếu bán tích sản ở căn cứ Diego Garcia ởẤn Độ Dương, và 2,2 tỉ khác với Vịnh Guantanamo ở Cuba. Đó mới chỉ là haitrong số trên 800 căn cứ quân sự lớn ở nước ngoài.

Tháng 5/2009, Cục Quản Lý vàNgân Sách dự đoán vào năm 2010, ngân sách của Hoa Kỳ sẽ thiếu hụt ít nhấtcũng 1.750 tỉ. Đây là chưa kể dự kiến ngân sách Lầu Năm Góc khoảng 640 tỉ,và các chi phí trong hai cuộc chiến tốn kém ở Iraq và Afghanistan.

Tổng sốthâm hụt sẽ lên đến mức phải mất vài thế hệ mới trả hết các chi phí liênquan các cuộc phiêu lưu của Bush. Con số này chiếm tới 13% GDP của Mỹ hiệnnay, trong khi điều kiện để một quốc gia châu Âu có thể gia nhập Khu vựcEuro là thâm hụt ngân sách không được quá 3% GDP.

Có ý kiến cho rằng không sớmthì muộn, mạng lưới căn cứ quân sự Mỹ trên thế giới cũng sẽ đưa nước Mỹ đếnchỗ phá sản, nếu Washington không giải thể mạng lưới căn cứ quân sự trênkhắp thế giới.

Theo Việt Hà
Căn cứ quân sự ở nước ngoài - Ác mộng với Mỹ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.