Chạy sang Đài Loan vẫn ôm mộng bom nguyên tử

Sau khi thua chạy sang đảo Đài Loan, Tưởng vẫn ôm mộng một ngày nào đó có thể phản công Đại lục, chấp nhận nếm mật nằm gai như Việt Vương Câu Tiễn. Có điều đảo Đài Loan tài nguyên, nhân lực vật lực đều có hạn nên giấc mơ “giành lại Đại lục” của Tưởng đâu dễ gì thực hiện.

Tuy vậy, sau khi Quốc Dân đảng rút sang đảo Đài Loan được một vài năm, một số tài liệu mật của chính quyền Tưởng Giới Thạch bị lộ. Tưởng cùng đám tướng tá Quốc Dân đảng vẫn liên tục nhấn mạnh ý nghĩa của việc sở hữu bom nguyên tử sẽ làm chủ chiến trường. Giấc mơ sở hữu vũ khí hạt nhân lại nhen nhóm trở lại.

Ngày 10/1/1955 Tưởng phê vào một tờ trình, trong đó viết: “…về công tác huấn luyện năm nay, các đơn vị cần đặc biệt chú trọng huấn luyện kĩ năng sử dụng mặt nạ phòng độc và các yếu lĩnh động tác cơ bản trong chiến tranh hạt nhân, phải xây dựng giáo trình huấn luyện phòng độc hạt nhân đơn giản, dễ áp dụng và nhanh chóng đệ trình phê duyệt.”

Ngày 18/2/1956 Ngải Ái, Trung tướng Quốc Dân đảng đặt lên bàn làm việc của Tưởng Giới Thạch một bản báo cáo “Vận dụng chiến thuật vũ khí nguyên tử”, trong đó chỉ rõ: Kể từ sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945, kĩ thuật công nghệ chế tạo bom nguyên tử đã phát triển vượt bậc. Tới đây, vũ khí nguyên tử đã phát triển tới mức có thể áp dụng vào các hoạt động chiến thuật.

Mặt khác, Liên Xô cũng đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân, bất luận việc Liên Xô thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên đất Trung Quốc hay hỗ trợ quân đội cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi chiến tranh xảy ra thì quân đội Quốc Dân đảng đều phải đối mặt với nguy cơ đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ba là, đến thời điểm đó quân đội của Tưởng Giới Thạch vẫn chưa sở hữu vũ khí hạt nhân nên cần lập tức triển khai công tác nghiên cứu, chuẩn bị phát triển năng lực hạt nhân để tránh tổn thất trên chiến trường.

Đặc biệt, ngày 28/2/1956 một bức điện mật từ Washington gửi cho chính quyền Tưởng Giới Thạch, Mỹ sẵn sàng chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Đài Loan dưới danh nghĩa hợp tác phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Trong một bức điện mật khác do Tiêu Bột – Trung tướng Quốc Dân đảng kí gửi Tưởng Giới Thạch, trong đó kiến nghị rõ: Chủ nhiệm Ủy ban nguyên tử Mỹ, Tướng Strauss tỏ ý muốn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân với Đài Loan sử dụng vì mục đích hòa bình.

Theo đó, với nguyên tắc mỗi bên chịu một nửa chi phí Mỹ cam kết chuyển giao thiết bị hỗ trợ Đài Loan phát triển công nghệ hạt nhân sử dụng cho mục đích hòa bình với tổng giá trị tối đa là 350 ngàn USD.

Trước tình hình đó, Tiêu Bột đề nghị Tưởng chỉ đạo cấp dưới triển khai ngay một số công việc: Tính toán việc xây dựng các trung tâm thực nghiệm vật lý hạt nhân, mua các sản phẩm đồng vị phóng xạ của Mỹ để nghiên cứu áp dụng vào y tế, nông nghiệp. Nhanh chóng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, luyện kim, y dược.

Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ Đài Loan trong việc đưa lực lượng các nhà khoa học trẻ sang Mỹ đào tạo…

Đến ngày 27/4/1964 trước thời điểm quả bom nguyên tử đầu tiên do Trung Quốc chế tạo thử nghiệm thành công, Tưởng Giới Thạch thực sự cảm thấy lo lắng. Trong một chỉ thị do Tưởng trực tiếp phê duyệt yêu cầu các tướng lĩnh Quốc Dân đảng thu thập các tài liệu liên quan về vũ khí nguyên tử trên đảo Đài Loan cũng như ở Mỹ.

Điều này cho thấy, ngay sau khi đứng chân ổn định trên đảo Đài Loan, Tưởng Giới Thạch lại tiếp tục tính toán kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân để chờ thời cơ phản công Đại lục. (Còn nữa)

Theo Bình Nguyên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.