Cuộc chiến mật mã Anh - Đức trong Thế chiến thứ II

Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới lần thứ II, nhằm bảo vệ bí mật quân sự, không để lộ ý đồ tác chiến, hầu hết các chỉ thị, mệnh lệnh đều được mã hóa. Cuộc chiến thầm lặng bên làn sóng vô tuyến điện vì thế có khi còn quyết liệt hơn cả những gì diễn ra ngoài mặt trận. Những nhà khoa học giỏi nhất, chủ yếu thuộc lĩnh vực vật lý và toán học, đã...

Khi đó, các chuyên gia mật mã của Anh đã giải mã thành công những bức điện mật của phát xít Đức được mã bằng máy Enigma (Bí ẩn). Tuy nhiên, thông tin "siêu tuyệt mật" này chỉ có ông chủ số 10 phố Downing - Winston Churchill - và một vài tướng lĩnh cao cấp của Anh biết. Tất cả các biện pháp phong bế tin tức liên quan được áp dụng ở mức cao nhất nhằm làm cho người Đức vẫn yên tâm rằng Enigma vẫn là "Thiên hạ vô địch" như chúng tưởng và không ai có thể thâm nhập được hệ thống thông tin mã hóa để nắm được đường đi nước bước của lực lượng quân sự Đệ tam Đế chế.

Trùm phát xít Adolf Hitler

Trên thực tế, các nhà khoa học Anh, đứng đầu là Alan Turing, thuộc Trung tâm giải mã Công viên Bletchley đã chế tạo thành công máy giải mã điện cơ Turing Bomb dựa trên phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một hệ thống để tìm ra công thức gài đặt của Enigma. Turing Bomb có thể đọc được 156.000 tỉ kí tự phức tạp. Nhờ nó, mỗi ngày, người Anh giải mã thành công khoảng 3.000 bức điện mật của quân đội Đức chỉ trong vài phút sau khi các dữ liệu chặn thu được nạp vào, góp phần không nhỏ vào việc đẩy nhanh tiến trình sụp đổ của Đệ tam Đế chế.

Ở chiều ngược lại, sau nhiều lần nếm mùi thất bại ở chiến trường Bắc Phi, qua điều tra, người Anh phát hiện phát xít Đức đã giải mã thành công loại mật mã Black, được các tùy viên quân sự Mỹ sử dụng. Tin này ngay lập tức được Luân Đôn cấp báo cho đồng minh Oasinhton. Rất bình tĩnh, người Mỹ đã chơi trò tương kế tựu kế, tiếp tục sử dụng mật mã Black, nhưng là để phát đi những thông tin không quan trọng và tin tình báo giả, dụ quân Đức vào những nơi quân Mỹ đã bố trí sẵn lực lượng phục kích để tiêu diệt.

Sự thành bại của cuộc chiến mật mã cho chúng ta thấy trong công tác bảo mật phải "biết mình biết người". Trong đó, "biết mình" rất quan trọng, đòi hỏi phải tích cực đề phòng, luôn cảnh giác và có biện pháp đối phó hữu hiệu. "Biết người" nghĩa là phải kịp thời xác định những động hướng và khả năng kẻ địch đánh cắp bí mật, chủ động điều chỉnh chính sách chiến lược và ra đòn đánh trả theo nguyên tắc "đi trước kẻ địch một bước" và "cao hơn kẻ địch một cái đầu".

Tuy nhiên, để bảo mật nhiều khi cũng phải trả giá. Ngày 12/11/1940, nhờ Turing Bomb, Thủ tướng Anh Churchill biết 48 giờ sau, không quân Đức sẽ mở màn chiến dịch ném bom hủy diệt nhằm vào đại giáo đường và khu công nghiệp Coverty. Nhưng để đảm bảo rằng quân Đức sẽ không nghi ngờ việc người Anh đã "nằm lòng" những bức điện mật Enigma, trong hội nghị khẩn cấp Bộ tư lệnh tối cao, Churchill đã phải rất khó khăn khi đưa ra quyết định: Không tăng cường lực lượng phòng không cho Coverty, không thông báo cho dân chúng ở đây biết và cũng không tổ chức sơ tán.

Sau 11 giờ oằn mình hứng chịu hết đợt bom rải thảm này đến đợt bom rải thảm khác của không quân Đức, thành phố cổ Coverty đã trở thành phế tích hoang tàn. Hàng vạn cư dân Coverty thiệt mạng và bị thương. Đổi lại, "chiến thắng vĩ đại" ở Coverty đã khiến tên trùm phát xít Adolf Hitler ngày càng ngông cuồng, tự cao tự đại, bước gần tới chỗ diệt vong hơn. Đồng thời, nó cũng khiến dòng chảy tin tức tình báo từ phía phát xít Đức về với nước Anh không bị gián đoạn. Lịch sử đã nhìn thấy cụ cười chiến thắng trong những giọt nước mắt đau khổ và ngọn lửa báo thù ngùn ngụt cháy từ ông chủ số 10 phố Downing sau sự kiện Coverty bị tàn phá.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.