"Đại sứ tí hon" của Mỹ ‘đàm đạo’ cùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il

Một cậu bé 13 tuổi người Mỹ dự định đến Bình Nhưỡng trong tuần này để đề xuất với lãnh đạo Kim Jongil kế hoạch của cậu về một “cánh rừng hòa bình cho thiếu nhi” tại khu vực phi quân sự.

Một cậu bé 13 tuổi ngườiMỹ dự định đến Bình Nhưỡng trong tuần này để đề xuất với lãnh đạo KimJong-il kế hoạch của cậu về một “cánh rừng hòa bình cho thiếu nhi” tại khuvực phi quân sự.

Jonathan Lee, cậu bé sinh ratại Hàn Quốc nhưng hiện sống tại bang Mississippi của Mỹ sẽ bay từ Bắc Kinhđến Bình Nhưỡng cùng với cha mẹ mình. Cậu mong muốn diện kiến Chủ tịch Kimđể trình bày về ý tưởng của mình. Theo nguồn tin từ gia đình, giới chứcTriều Tiên đã trao cho Jonathan thẻ visa.

“Chúng tôi biết, mọi người sẽcho đó là ý tưởng điên rồ. Bản thân vợ chồng tôi khi nghe Jonathan nói về kếhoạch này cũng rất kinh ngạc. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ rất đáng trân trọngcủa con tôi. Vì vậy, chúng tôi quyết định phải sang Triều Tiên để hiện thựchóa giấc mơ đó của Jonathan”, bà Melissa, mẹ của Jonathan chia sẻ.

"Đại sứ tí hon" của Mỹ ‘đàm đạo’ cùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il

Cậu bé Jonathan muốn hiện thực hóa giấc mơ hòa bình của mình.

Theo bà Melissa, gia đình bàchủ động đề đạt chuyến đi này với tư cách là “phái đoàn đặc biệt” và đại sứTriều Tiên tại Liên Hiệp Quốc đồng ý cấp visa cho họ. Họ cũng đã đề xuất lênđại sứ quán Mỹ tại Seoul. Không quá nhiệt tình như người vợ, ông Kyoung Lee,cha của Jonathan lại tỏ ra rất e dè. “Sinh ra và lớn lên tại Hàn Quốc, tôiđược dạy bảo là không hợp tác với người Triều Tiên. Chính vì vậy, tôi thấyrất lo lắng cho chuyến đi này”, ông Lee tâm sự.

“Cháu thấy hơi hồi hộp dù cósự chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Cháu tìm hiểu được rất nhiều thông tin về TriềuTiên trong thời gian qua”, Jonathan cho hay.

 Jonathan cũng từng gặp cựuTổng thống Hàn  Quốc Kim Dae-jung cách đây ba năm để trình bày về dự ántrồng cây dẻ trên bán đảo Triều Tiên. Trong bức thư dự định tận tay trao choChủ tịch Kim, cậu bé 13 tuổi viết rằng, cậu từng được cố Tổng thống KimDae-jung trực tiếp giảng giải về chính sách Ánh dương của ông với hy vọngthúc đẩy hợp tác hòa bình giữa Seoul và Bình Nhưỡng.

“Ông từng hứa sẽ đưa cháu đicùng trong chuyến thăm Triều Tiên tiếp theo của ông. Tuy nhiên, đáng buồn làông qua đời năm ngoái. Và giờ đây, cháu muốn thực hiện giấc mơ đó của ông”,Jonathan viết trong thư.

Chuyến thăm của gia đìnhJonathan diễn ra trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang căngnhư dây đàn kể từ khi Hàn Quốc và Mỹ thông báo kết luận điều tra rằng, TriềuTiên sử dụng ngư lôi đánh chìm tàu chiến Cheonan hồi cuối tháng 3 vừa qua,làm 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng. Bình Nhưỡng kiên quyết bác bỏ mọi cáobuộc của Seoul trong khi báo cáo điều tra của các chuyên gia Nga cũng chorằng nhiều khả năng tàu Cheonan va phải thủy lôi và phát nổ. Phía Triều Tiênnhiều lần đề nghị cử một nhóm chuyên gia tới thẩm tra các chứng cứ cáo buộccủa Hàn Quốc.

Tuy nhiên, phía Seoul bác bỏ yêu cầu này. Giữa hai bên nổ ra cuộc "khẩuchiến" dữ dội chung quanh vụ chìm tàu Cheonan cũng như về những hành độngđáp trả của Mỹ và Hàn Quốc, gồm tăng cường các biện pháp "trừng phạt" vàtiến hành các cuộc tập trận nhằm "răn đe" Triều Tiên.

Theo Trà My
Đất việt


 
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.