Điện thoại di động gây tội ác

Có thể nào, vật dụng kết nối cả thế giới với nhau lại có thể gây nên quá nhiều tội ác?

Trong suốt 25 năm làm việc như một thượng nghị sỹ của Texas, John Whitmire chưa bao giờ nhận một cuộc điện thoại như cuộc gọi điện này. "Tôi biết tên các con gái của ông", một giọng mũi vang lên, "Tôi biết chúng bao tuổi. Tôi biết chúng sống ở đâu." Sau đó vẫn cái giọng mũi đó nhắc cho ông nghe lại tên, tuổi, địa chỉ của từng người phụ nữ.

Thượng nghị sỹ, ngồi tại chiếc bàn làm việc trong văn phòng của mình ở Houston, tay như muốn bóp nát chiếc điện thoại di động. Whitmire là một người đàn ông hói đầu, với khuôn mặt xương xương - trông gần giống như một con kền kền. Ông hiện cũng đang giữ một chân trong Ủy ban phòng chống tội phạm của Mỹ. Trong phòng Whitmire luôn trưng bày một khẩu súng chạm khắc tinh xảo, tất cả những thứ này như muốn khơi gợi một quyền lực tối thượng. "Nhưng cuộc điện thoại ngày 7/10 năm ngoái," Whitmire nói, "đã đánh thức địa ngục trong tôi."

Richard Tabler, người đàn ông ở đầu kia điện thoại, đã sát hại tối thiểu hai người và có lẽ con số này có thể là bốn. Hắn là một trong những tù nhân trong khu biệt giam và chờ ngày lên ghế điện. Nhưng từ phòng giam của mình trong nhà tù Bắc Houston một giờ, Tabler đã vươn cái vòi bạch tuộc và tấn công một trong những chính trị gia quyền lực nhất bang Lone Star qua... một chiếc điện thoại Motorola.

Cao, xanh, với một mái tóc lòa xòa trên khuôn mặt và đôi mắt màu xanh lồi ra giống mắt của một con đà điểu, Tabler trông trẻ hơn nhiều so với cái tuổi 30 của hắn. Một giọt nước mắt hình xăm chảy từ một bên mắt, những vết sẹo, mảnh, trắng - hậu quả của việc tự hành xác - cào nát bàn tay và cánh tay của Tabler.

Là một đầu bếp với tiền sử phạm tội bạo lực, Tabler đã "nhập kho" Polunsky sau khi giải quyết một mâu thuẫn với quản lý của một câu lạc bộ múa thoát y và các bạn bè của tay quản lý xấu số này bằng cách bắn họ tới chết. Vài ngày sau, hai vũ nữ thoát y, những người làm việc trong câu lạc bộ cũng bị sát hại. Tabler đã tự thú nhận bắn chết hai người đàn ông, điều này mang lại cho hắn án tử hình. Hắn cũng đã rất nhiều lần thừa nhận rồi lại bác bỏ việc đã giết hai vũ nữ.

Whitmire không tin Tabler khi hắn xưng danh. Vì vậy Tabler đã đá vào cửa phòng giam, giật nước bồn cầu, và giơ điện thoại hướng ra các khu giam những tội phạm khác, án nhẹ hơn nhưng có lẽ không vì thế mà độ độc ác kém phần. Tabler khăng khăng hắn chỉ yêu cầu một sự quan tâm. Tôi nói với ông ta về việc giảm án, việc các tù nhân ở đây bị ngược đãi, việc không được cho ăn, không được tắm, Tabler nói khi ngồi trong phòng thăm nuôi.

Qua lớp kính dày, phóng viên của Wired vẫn có thể hình dung ra ánh mắt ác độc và cái giọng đều đều vô hồn khi hắn nói với Whitmire. Tất nhiên phóng viên của Wired và Tabler cũng nói chuyện bằng điện thoại, có điều lần này là điện thoại nội bộ.

Tù nhân không được phép có chứ đừng nói tới dùng điện thoại di động trong bất kỳ nhà tù nào của Mỹ. Việc này càng không thể với những tù nhân lĩnh án tử hình. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào công cụ giao tiếp phổ biến nhất của thế kỷ 21 vẫn xuất hiện theo đơn vị hàng nghìn trong các khám của Texas, trên toàn bộ nước Mỹ và quanh thế giới. Riêng năm ngoái, các quan chức Mỹ đã tịch thu 947 chiếc di động ở nhà tù bang Maryland, 2000 chiếc điện thoại di động và trang sức ở South Carolina và 2800 chiếc ở Califonia.

Sự xuất hiện của những chiếc điện thoại di động đang thay đổi ý nghĩa của việc bỏ tù. Tống giam, bỏ tù là để cô lập các tên tội phạm, cách li các phạm nhân với nhau, cách biệt cả với chúng ta và vì vậy các phạm nhân này không thể gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Nhưng với một chiếc điện thoại di động, một tù nhân có thể tùy ý vượt qua các bức tường, những cánh cửa khóa chặt và bảo lưu sự xuất hiện số của mình trong thế giới bên ngoài.

Các tù nhân sử dụng các cuộc điện thoại, các tin nhắn, thư điện tử và công cụ duyệt web cầm tay để hành hạ nạn nhân, hăm dọa các nhân chứng, điều khiển các băng nhóm và tổ chức các cuộc vượt ngục. Đã có tối thiểu một vụ vượt ngục ở Tennessee, Mỹ, nhờ điện thoại di động. Trong vụ này một lính canh đã bị giết. Một tù nhân Indiana bị kết án 40 năm tù vì tội cố ý gây hỏa hoạn đã thực hiện các cuộc gọi hăm dọa một người phụ nữ 23 tuổi mà hắn chưa bao giờ gặp mặt và gọi điện đe dọa một hội chợ chỉ để mua vui.

"Điện thoại di động", James Gondles, giám đốc điều hành của American Correctinal Association nói, "hiện đang là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu của chúng ta".

Tiếp chuyện với mối nguy hiểm của bản thân, Whitmire yên lặng, lắng nghe những phàn nàn của tù nhân. Ông ghi lại số của Tabler, sau đó lập tức gọi điện cho John Moriarty, trưởng thanh tra hệ thống nhà tù của Texas để chất vấn việc tại sao một tù nhân có thể có điện thoại tại một trong những nơi được coi là có an ninh cao nhất của bang.

Nhân viên của Moriarty đã yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ cho biết lịch sử các cuộc gọi thực hiện từ số máy đó. Họ hoàn toàn shock trước những gì tìm được: số máy đó đã thực hiện 2800 cuộc gọi và tin nhắn chỉ trong một tháng trước. Theo các thanh tra, ngoài Tabler, có tối thiểu chín tù nhân khác cũng đã sử dụng số điện thoại này, bao gồm cả các thành viên của các băng nhóm nổi tiếng như Aryan Brotherhood và Crips.

Để đáp lại việc này, ngày 20/10/2008, thống đống Texas Rick Perry đã yêu cầu thực hiện khám xét 156.000 tù nhân tại 112 nhà tù. Các quan chức đã phát hiện 128 chiếc điện thoại (trong số này có tới một tá tù nhân lãnh án tử hình) cũng như rất nhiều sạc, pin, và các SIM điện thoại. Vụ khám xét này đã tăng tổng số điện thoại được phát hiện trong các nhà tù Texas trong năm 2008 lên tới trên 1000 chiếc.

Thế vẫn chưa đủ, trong khi Perry thực hiện cuộc kiểm tra trên toàn liên bang và Tabler thì đang trả lời phóng viên của tạp chí Wired, Tabler vẫn tuyên bố: "hãy cho tôi 15 phút và tôi sẽ cho ông biết loại xe ông lái, và có thể là cả số hiệu phúc lợi của ông".

Tù nhân luôn được phép liên lạc với thế giới bên ngoài qua những cuộc thì thầm to nhỏ với khách tới thăm, qua những mẩu giấy chuyền tay, và qua những cách khéo léo khác. Nhưng sự dễ dàng trong việc có thể liên lạc với thế giới bên ngoài của họ đang trở nên lạnh gáy.

Trong một lần phỏng vấn một sỹ quan về hoạt động của các băng đảng Blood bị bỏ tù ở New Jersey, một sỹ quan đã chứng thực ông đã phát hiện được 45 phút điện thoại kết nối các thành viên của Blood trong tù với các thành viên khác trên phố. Và sau đó thì tất cả những gì một tù nhân cần tìm kiếm trên mạng như các công thức để chế tạo thuốc súng, các chiêu để tạo ra những điều kiện mắc bệnh giả tạo hoặc chẳng hạn địa chỉ nhà con gái một chính trị gia, hay các kẻ thù, nhân chứng đều trong đầu của hắn.

Hãy xét tới trường hợp của Lackl, một công dân Maryland, 38 tuổi, người đã không may chứng kiến một vụ sát hại ở Baltimore và đen đủi hơn khi ông ta đồng ý chứng nhận chống lại kẻ sát nhân, Patrick Byers. Theo các thành viên bên nguyên, Byers đã kiếm được một chiếc điện thoại di động trong khi chờ đợi xử án tại Baltimore. Sau đó hắn có được tên, địa chỉ, số điện thoại và lập tức gửi tin nhắn ra ngoài ngỏ lời trả $2500 cho một đồng bọn để hắn loại bỏ Lackl. Vào ngày 2/7/2008, đồng bọn của Byers đã tụ tập thêm một vài kẻ nữa rồi lái xe tới nhà của Lackl và sát hại kẻ xấu số bằng một khẩu Magnum 44.

Tàn nhẫn chẳng khác gì câu chuyện vừa kể trên là việc các tù nhân có điện thoại di động có thể trở nên nguy hiểm thế nào nếu mạng lưới này bị lờ đi. Brazil đã có một bài học rất đắt giá về việc này. Trong nhiều năm, băng đảng lớn nhất quốc gia này, băng Primeiro Comando da Capital (PCC) đã sử dụng điện thoại để gây ảnh hưởng với cuộc sống của các tù nhân của Sao Paulo và thiết lập sự hiện diện của mình ở bên ngoài.

Vào năm 2006, cảm thấy khó chịu với việc một vài thành viên của bang bị chuyển tới những khu biệt giam, PCC đã phát động một cuộc nổi loạn đồng loạt trong rất nhiều nhà tù và một làn sóng tấn công vào các cảnh sát trên phố. Hơn 40 sỹ quan và lính canh đã bị giết trong có bốn ngày đầu tiên. Hàng trăm người đã chết sau đó trong các làn sóng bạo lực kế tiếp.

Bằng cách nào đó, những chiếc di động vẫn tìm được lối vào ngay cả tại những nhà tù có an ninh nghiêm ngặt nhất. Cựu giám ngục của nhà tù North Branch Correctional Institution cho biết các phạm nhân có đủ mọi loại điện thoại di động, cả đời mới lẫn cũ. Một trong những cách để đưa điện thoại di động vào trong nhà tù là buộc vào chân bồ câu rồi nhờ loài chim này mang vào trong tù.

Tuy nhiên, cách đưa điện thoại dễ dàng và phổ biến nhất là qua túi của các lính canh và các nhân viên nhà tù. Không có gì phải nghi ngờ về vấn đề các nhân viên biến chất có liên quan tới những việc này, Moriarty nói. Nguy hiểm thì thấp, nhưng lợi nhuận lại quá lớn. Các nhân viên nhà tù đi làm chỉ bị kiểm soát chiếu lệ, trong khi đó một chiếc điện thoại di động có thể mang lại cho họ hàng nghìn đô la. Thậm chí một nhân viên Califonia đã trở lời chất vấn của các thanh tra rằng anh ta đã kiếm hơn $100.000 trong một năm chỉ nhờ... bán điện thoại di động.

Điều đó có nghĩa là ngày nào còn các nhân viên tham nhũng thì điện thoại di động vẫn còn có thể tiếp tục gây nên tội ác.

Theo Quốc Bảo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.