Giải mã hành động quân sự dồn dập của Mỹ "áp sát" Trung Quốc

Chỉ trong vài tháng gầnđây, Mỹliên tục tập trận với các đối tác trong khu vực châu ÁThái Bình Dương,nhất lànhững nước nằm gần Trung Quốc; cũng như tăng cường tàu chiến, máy bay ápsátnước này.

Chỉ trong vài tháng gần đây, Mỹliên tục tập trận với các đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhất lànhững nước nằm gần Trung Quốc; cũng như tăng cường tàu chiến, máy bay áp sátnước này.

Hồi đầu năm, Nhà Trắng đồng ý bán6,4 tỷ USD hàng loạt máy bay trực thăng chiến đấu Black Hawk, chiến đấu cơ hiệnđại F-16, nhiều hệ thống vũ khí hiện đại khác; cũng như cân nhắc giúp Đài Bắcthiết kế, sản xuất tàu ngầm tân tiến... để thu hẹp khoảng cách với Bắc Kinh.

Giải mã hành động quân sự dồn dập của Mỹ "áp sát" Trung Quốc

Mỹ tăng cường vũ trang cho đồng minh (Ảnh minh họa)

Tới ngày5/7, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức bãi bỏlệnh cấm vận buôn bán vũ khí choIndonesia, quốc gia đang muốn mua máybay chiến đấu F-16 và máy bay vận tảiC-130H Hercules.

Giải mã hành động quân sự dồn dập của Mỹ "áp sát" Trung Quốc

Ngày 21/5,Mỹ thông báo triển khai tới căn cứ khôngquân Andersen, Guam và căn cứ không quânKadena, Nhật Bản 24 siêu chiến đấu cơF-22 Raptor, máy bay chiến đấu đa năngthế hệ thứ 5 “đáng sợ” nhất thế giới”,có thể tàng hình, tấn công mặt đất vàtác chiến trên không, cũng như thu thậpthông tin tình báo và tác chiến điện tử.Việc này càng đáng chú ý hơn khi đây mớilà lần đầu tiên F-22 được triển khai tớiTây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc.

Ngoài việc tăng cường vũ trangcho đồng minh lẫn các nước không phải đồng minh gần Trung Quốc, Mỹ liên tục tậptrận với các quốc gia trong khu vực.

Giải mã hành động quân sự dồn dập của Mỹ "áp sát" Trung Quốc

F-22 chỉ thực hiện những nhiệm vụ quan trọng

Ngày 6/7, Mỹcùng Singapore diễn tập quân sự trênbiển, mang tên CARAT 2010, với sự thamgia của 1.400 binh sĩ của cả hai nước,tập trung vào việc tăng cường khả năngchiến đấu trên biển. Sớm hơn nữa, Mỹ tậptrận với Indonesia, Thái Lan,Philippines, Bangladesh, Nepal, Brunei…,nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường nănglực của quân đội các nước.

Không chỉ gián tiếp khống chếTrung Quốc, Mỹ còn trực tiếp răn đe "con rồng châu Á". BBC đưa tin, trong lúcTrung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Đông Hải, vào ngày 6/7, Mỹ điều ba tàu ngầmthuộc loại lớn nhất trong Hạm đội 7 tới các cảng ở châu Á - Thái BìnhDương.

Đó là các tàu USS Michiganđược điều tới Pusan của Hàn Quốc, tàu USS Ohio tới vịnh Subic củaPhilippines và tàu USS Florida tới Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Ba tàu nàymang tổng số 462 tên lửa Tomahawk chuyên tấn công các mục tiêu trên mặt đất.Một quan chức quốc phòng lâu năm ở châu Á được trích lời nói: "Đây làdấu hiệu cho thấy Mỹ đang kiên quyết duy trì vị thế thống lĩnh về quânsự ở khu vực”.

Giải mã hành động quân sự dồn dập của Mỹ "áp sát" Trung Quốc

Mỹ liên tục tập trận gần Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Và nếuMỹ tập trận với Hàn Quốc trên HoàngHải trong thời gian tới, đó sẽ làlời cảnh báo mạnh nhất củaWashington bởi tham gia cuộc tậptrận sẽ có tàu sân bay USS GeorgeWashington cùng nhiều tàu chiến hiệnđại khác.

Nhà nghiên cứu Shi Yinhong tại ĐH Nhân Dân Bắc Kinh nhận định: "Việc một cường quốc điều tàu sân bay tới gần cường quốc khác là chuyện rất hiếm".

Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi Mỹ lần đầu tiêntừ năm 1976 điều tàu sân bay USS Nimitz tới eobiển Đài Loan vào tháng 12/1995, nhưng đó là khiBắc Kinh bắn thử tên lửa về phía Đài Loan. Do đó, lầnnày Mỹ thực sự lo ngại an ninh khu vực như năm1995 nên mới lại triển khai hàng không mẫu hạmtới đây để tham gia tập luyện cùng Hàn Quốc.

Giải thích cho những hành độngquân sự dồn dập, lộ liễu như trên của Mỹ, các nhà nghiên cứu chính trị đưa ranhiều nhận định khác nhau. Theo một số nhà phân tích, đây là dấu hiệu chothấy Mỹ đang kiên quyết duy trì vị thế thống lĩnh về quân sự ở châuÁ. Mỹ muốn cảnh cáo Bắc Kinh và trấn an các nước khác trong khu vực, kểcả đồng minh lẫn không đồng minh của Mỹ, trước việc Trung Quốc tăng cườngsức mạnh quân sự, nhất là hải quân.

Giải mã hành động quân sự dồn dập của Mỹ "áp sát" Trung Quốc

Nếu tàu sân bay tới Hoàng Hải, đó sẽ là bằng chứng cho thấy có "sóng ở đáy biển" gần Trung Quốc

Còn theo BBC, Mỹ lo ngại nên tăngcường sự hiện diện, liên tục chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc tạiĐông Hải và Nam Hải. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là Đô đốcPartick Walsh tuyên bố, các hoạt động của hải quân Trung Quốc "gây quanngại cho tất cả các bên hiện có mặt ở Thái Bình Dương".

Theo một nguồn tin của hãng Kyodo, chi phí quân sự thực tế của Trung Quốc năm 2010 cao gấp 1,5 lần so với công bố chính thức của nước này (khoảng 80 tỷ USD), chiếm khoảng 2,5%  GDP. “Đáng ngại” hơn nữa là dự kiến, con số này sẽ tăng gấp hai trong những năm sau năm 2010 và tăng gấp ba sau năm 2020.

Đô đốc Walsh cho rằng các chuyến bay trựcthăng của hải quân Trung Quốc lại gần tàuchiến của Nhật Bản ở Đông Hải và TâyThái Bình Dương hồi tháng 4 là "vô tráchnhiệm".

Ông cũng bày tỏ quan ngại về tháiđộ ngày càng hung hăng của Trung Quốc tạibiển Đông.

Về việc cho rằng Trung Quốc bắtđầu mô tả biển Đông như một trong các "mối quan tâm chủ đạo" bên cạnhĐài Loan và Tây Tạng, Đô đốc Walsh khẳng định: "Đây là vấn đề khiếnchúng tôi hết sức quan ngại".

Lực lượng làm Mỹ cũng như nhiều nước lo ngại nhất chính là hải quân Trung Quốc bởi nước này đã và đang đầu tư mạnh cho hải quân. Tới nay, Bắc Kinh có tới 75 tàu chiến loại lớn, 62 tàu ngầm, trong đó là 10 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và ba chiếc được trang bị tên lửa đạn đạo tầm xa.

Chưa dừng lại, Trung Quốc còn liên tục củng cố quan hệ hải quân với những quốc gia châu Á - Thái Bình Dương như Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, Seychelles, Mauritius và Madagascar, cũng như đóng tàu sân bay...khiến nhiều nước lo ngại.

Về kinh tế, Trung Quốc tiếp tục khiến thế giới "choáng váng" khi kinh tế tiếp tục phát triển "thần kỳ". Năm nay, họ nhiều khả năng đạt mức tăng trưởng 10%, tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ...

Theo Trần Lâm
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.