Israel đã tấn công tàu viện trợ Gaza như thế nào?

Theo video clip phía Israel công bố, có thể nhìn thấy trong đêm lực lượng biệt kích Israel che mặt, cố gắng kiểm soát lực lượng khoảng 500 người trên tàu Mavi Marmara trong cảnh hỗn loạn.

Theo video clip phía Israelcông bố, có thể nhìn thấy trong đêm lực lượng biệt kích Israel che mặt, cố gắngkiểm soát lực lượng khoảng 500 người trên tàu Mavi Marmara trong cảnh hỗn loạn.Có tiếng súng nổ, hơi cay, nhiều người bị thương nằm trên boong tàu.

>>

>>

Biệt kích Israel mặc đồ đen từtrực thăng nhảy xuống tàu đang đi trên hải phận quốc tế, cách hải phận Israel70km, rồi những cuộc xung đột với những người trên tàu bắt đầu diễn ra.

“Trong đêm tối hoàn toàn, biệtkích Israel nhảy từ trực thăng xuống tàu và nổ súng khi còn chưa đặt chân xuốngboong tàu” - trang web của Phong trào giải phóng Gaza mô tả.

Israel đã tấn công tàu viện trợ Gaza như thế nào?

Người Nhật biểu tình yêu cầu Israel thả tàu cứu trợ Gaza

“Chúng tôi đã cố hết sứccó thể được để tránh vụ việc này. Binh lính đã được lệnh đây là mộtchiến dịch cảnh sát và phải kiềm chế tối đa. Đáng tiếc là họ đã bị nhữngngười trên tàu tấn công bằng bạo lực với dùi cui sắt, dao và bắn cả đạnthật” - Mark Regev, người phát ngôn của Thủ tướng Israel Netanyahu, lạimô tả.

Gaza bị phong tỏa ra sao?

Israel đã thắt chặt phong tỏaGaza sau khi lực lượng Phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas giành quyền kiểmsoát vào tháng 6-2007. Israel muốn làm suy yếu Hamas, buộc lực lượng này dừngcác vụ tấn công bằng rocket vào các thành phố của Israel và trả lại cho Israel tù binh Gilad Shalit.

Tổ chức Ân xá quốc tế đã gọi hànhđộng phong tỏa của Israel là “sự trừng phạt tập thể”, gây ra “khủng hoảng nhânđạo”. Các quan chức của LHQ đã mô tả lệnh phong tỏa là “tàn nhẫn”, “ngày càngtồi tệ hơn” và “giống như dưới thời Trung cổ “. Nhưng Israel nói ở Gaza khôngthiếu thốn gì, bằng chứng là vẫn còn hàng cứu trợ mà chính quyền nước này chophép đưa vào dải Gaza.

Israel đã tấn công tàu viện trợ Gaza như thế nào?

Ảnh chụp qua truyền hình cảnh biệt kích Israel tấn công tàu cứu trợ nhân đạo

Một số báo cáo của LHQ vàcác tổ chức phi chính phủ khác về tình hình Gaza cho thấy: trong ba nămqua, 1,5 triệu dân ở Gaza sống dựa vào lượng lương thực chưa bằng 1/4lượng hàng nhập khẩu thời điểm tháng 12-2005. Israel chỉ cho những hànghóa cơ bản vào dải Gaza, và có danh sách cấm những mặt hàng có nhiềuchức năng như ống thép và phân bón bị cho là có thể dùng sản xuất vũ khívà không được phép nhập, trừ những trường hợp mang tính nhân đạo đặcbiệt. Các mặt hàng được nhập gồm thịt và cá hồi đóng hộp (cấm trái câyđóng hộp), nước khoáng (cấm nước trái cây), trà và cà phê (cấm sôcôla).

Ngoài ra, nhiều lần Israel từchối cho nhập các mặt hàng như bóng đèn, nến, diêm, sách, nhạc cụ, quần áo, bútmàu sáp, mền, dầu gội, dầu xả, đậu phộng, mì ống, ôtô, tủ lạnh, máy tính. Cácmặt hàng xây dựng như ximăng, bêtông và gỗ gần như bị cấm hoàn toàn cho tới đầunăm 2010. Trong sáu tháng ngưng bắn giữa Israel và Hamas (từ tháng 6-2008) vàđầu năm 2010, giày và quần áo được nhập đã tăng vọt.

Theo Tổ chức Lương nông LHQ, 61%dân cư Gaza không có sự đảm bảo về lương thực, 80% hộ gia đình ở Gaza phải phụthuộc vào cứu trợ lương thực. Văn phòng thống kê Palestine ước tính tỉ lệ thấtnghiệp ở đây vào đầu năm 2010 là 38,6%, một số người không có tiền để mua nhữngđồ dùng cơ bản cho dù có đủ sức khỏe để làm việc. Số người ở Gaza không thể muanhững mặt hàng như xà bông, sách vở và nước uống an toàn đã tăng gấp 3 lần từnăm 2007. 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ đang mang thai bị thiếu máu. Mấtđiện thường xuyên xảy ra.

Nhìn chung, LHQ cho rằng bao vâyđã khiến kinh tế Gaza bị thiệt hại lớn. Nếu viện trợ giảm, 70% gia đình ở Gazachỉ sống với chưa tới 1 USD/người/ngày.

Về y tế, Tổ chức Y tế thế giớicho biết Gaza không có 15-30% số thuốc cơ bản trong năm 2009. Thiết bị thiếuthốn, điện không có. Gaza chỉ có 133 giường bệnh cho 100.000 dân, so với 583giường tại Israel.

Theo Khổng Loan
        (Tuổi trẻ)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.