Mỹ thích dùng sức mạnh hơn lời nói

"Chính sách đối ngoại của Mỹ bị chi phối bởi các họcthuyết quân sự. Washington cần điều chỉnh điều này", Chủ tịch Hội đồng tham mưutrưởng quân đội Mỹ là Đô đốc Mike Mullen hôm qua nhận định.

"Chính sách đối ngoại củaMỹ bị chi phối bởi các học thuyết quân sự. Washington cần điều chỉnh điềunày", Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng quân đội Mỹ là Đô đốc Mike Mullenhôm qua nhận định.

Tại ĐH Kansas, ông Mullen lênán tình trạng phụ thuộc vào quân đội (sức mạnh cứng) và cho rằng, Mỹ cần sửdụng nhiều hơn “sức mạnh mềm” trong việc triển khai chính sách đối ngoại.

Cụ thể, Đô đốc Mullen tuyênbố: “Chính sách đối ngoại của Mỹ bị chi phối quá nhiều bởi quân đội, quá phụthuộc vào các tướng lĩnh, những người đang thực thi nhiệm vụ ở nước ngoài.Bộ Ngoại giao chưa có vai trò tương xứng”.

Mỹ thích dùng sức mạnh hơn lời nói
Ông Mike Mullen hôm qua nhận định Mỹ bị chi phối bởi các học thuyết quân sự

Chưa dừng lại, ông Mullen còn nhấn mạnh, quânđội không nên là công cụ duy nhất của chínhquyền Mỹ. Ông kêu gọi phải nhanh chóng cân bằnglại vai trò của quân đội với ngoại giao; cũngnhư tăng vai trò của lực lượng dân sự khi triểnkhai chính sách đối ngoại. 

Tuy nhiên, Tướng Mullen cũngphải thừa nhận: “Thật lòng mà nói, tôi sợ rằng chúng ta chưa hành động đúngmực nhằm đạt được điều này”.

Sức mạnh mềm của Hillary

“Sức mạnh mềm”, một khái niệm trong chính trị học và quan hệ quốc tế, được định nghĩa là khả năng ảnh hưởng tới thực thể khác thông qua sức hấp dẫn và hợp tác chứ không phải bằng vũ lực hay tiền bạc.

Theo Doanhnhan360

Không phải tới hôm qua, khi ông Mullen kêu gọisử dụng nhiều hơn sức mạnh mềm thì Mỹ mới chú ýtới vấn đề này. Trước đó, nhiều nhà lãnh đạo Mỹcoi đây là một công cụ hữu ích khi triển khaichính sách đối ngoại và Ngoại trưởng HillaryClinton không phải ngoại lệ.

Theo BBC, lập trường của bàClinton vẫn đặt lợi ích quốc gia Mỹ lên hàng đầu nhưng có một vài điểm mới.Trước hết, nó tập trung vào tính toàn cầu, tự do trên internet mà theo tờWall Street Journal, tự do mạng giờ đây trở thành “tiêu chí hàng đầu trongđối ngoại của Mỹ”.

Ngay cả cố vấn Alec Ross củaNgoại trưởng Mỹ cũng thừa nhận, bà Hillary coi tự do internet là tối quantrọng cho mục tiêu lâu dài của nước này, cũng như trong việc cổ vũ dân chủtrên thế giới.

Mỹ thích dùng sức mạnh hơn lời nói
Bà Clinton "khoái" dùng sức mạnh mềm hơn là cứng

Điểm thứ 2 trong lập trường là mục tiêu “giảm sốngười trên thế giới bị sống trong các xã hộithiếu tự do mạng” mà theo Mỹ, lượng người nàychiếm 30% dân số toàn thế giới. Và để đạt mụctiêu này, Mỹ theo đuổi biện pháp: chi tiền chocác dự án thúc đẩy giao lưu mạng vượt các tuyếnngăn chặn.

Điểm thứ 3, không kém phần quan trọng là Mỹ sẵnsàng hợp tác với cả giới doanh nghiệp lẫn Chínhphủ để mở rộng tự do internet bởi nếu Mỹ tự colại và chối bỏ hợp tác thì chẳng khác nào làmtrái với tính chất giao lưu và cởi mở củainternet.

Ngoài chính sách lớn ở trên,với vai trò là Ngoại trưởng, bà Clinton cũng thể hiện “quyền lực mềm” theocách riêng của mình.

Theo đó, dù ở Nga nói chuyệnvề chương trình nguyên tử của Iran, ở Hàn Quốc bàn về chương trình nguyên tửcủa Triều Tiên, hay ở Bắc Ireland kêu gọi các phe phái đối lập không quaylại con đường bạo lực..., bà Clinton luôn lấp đầy nghị trình với các sự kiện“mềm” như giao lưu với sinh viên, nói chuyện với những người hoạt động vềquyền phụ nữ hay nhân quyền...

Mỹ thích dùng sức mạnh hơn lời nói
Mỹ ủng hộ tự do internet

Bà Clinton nói về những cuốn sách ảnh hưởng đếnđời bà, nâng cao sự nhận thức của mọi người vềtình trạng dùng hãm hiếp làm một vũ khí trongchiến tranh...ngược với nhiều người tiền nhiệm,điển hình là bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởngthường xuyên thực hiện chính sách đối ngoại mộtcách cứng rắn, theo lối học thuật, chỉ tham dựcác cuộc gặp chính thức trong những chuyến thămngắn với mức độ chính xác từng "phút"...

Là điều Mỹ nên theo?

Theo BBC, hiện khó đánh giá đường lối ngoại giao này tác động ra sao tớihình ảnh của Mỹ ở nước ngoài và nó sẽ thúc đẩy tới đâu các mục tiêu ngoạigiao của Tổng thống Barack Obama; nhưng chắc chắn, điều này làm giảm thái độbài Mỹ tại một số nơi.

Mỹ thích dùng sức mạnh hơn lời nói
Ngoại trưởng Mỹ thể hiện quyền lực theo cách riêng

Chưa dừng lại, đường lối của bà Clinton cũnggiúp đoàn kết nội bộ Washington bởi trước khi bàClinton làm Ngoại trưởng, hai "siêu bộ" là Ngoạigiao và Quốc phòng hay hục hặc với nhau, đặcbiệt dưới thời Tổng thống George W. Bush. Tuynhiên, giờ đây, hai bộ trưởng hay nói chuyện vớinhau trên điện thoại và “thường xuyên cùng nhauxuất hiện trong Nhà Trắng”, như lời Bộ trưởngQuốc phòng Robert Gates kể với tờ WashingtonPost.

Và khi phải đưa ra quyết địnhlớn: chiến lược của Mỹ tại "bãi lầy" Afghanista, hai nhà lãnh đạo có tiếngnói khá tương đồng về số lượng quân, chiến lược cũng như việc triển khaiquân lính...

Viết trên tuần báo New Yorkmới đây, nhà báo John Heilemann nhận định: “Dù không ai gọi đó là học thuyếtHillary, kiểu chiến thắng thầm lặng chính là thứ đưa đến quyền lực nội tạilớn hơn cho bà trong tương lai”.

Mỹ thích dùng sức mạnh hơn lời nói
Bà Hillary thường "chat" với ông Gates

Theo cuộc khảo sát của tổchức thăm dò Gallup, sau gần 10 tháng nắm quyền, bà Hillary nổi tiếng hơn cảTổng thống, ở mức 62% so với 56%.

Theo Nam Việt
Mỹ thích dùng sức mạnh hơn lời nói



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.