Nga tấn công, Mỹ phòng thủ

Trong khi Washington nỗ lực xâylá chắn tên lửa thì Moscow đặt quyết tâm cao trong việc phát triển vũ khí tấncông.

Trong khi Washington nỗ lực xây lá chắn tênlửa thì Moscow đặt quyết tâm cao trong việc phát triển vũ khí tấn công.

Nga tấn công

Thủ tướng Vladimir Putin khẳng định: "Để đảm bảo cân bằng, chúngta phải phát triển hệ thống vũ khí tấn công chứ không phải hệ thống phòng thủnhư Mỹ đang làm thì mới đảm bảo được thế cân bằng chiến lược. Nếu không, Mỹ sẽcảm thấy "hoàn toàn an toàn" và sẽ "làm bất cứ điều gì họ muốn".

Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố, Nga sẽ tiếp tụcphát triển các tên lửa hạt nhân và bệ phóng mới bất. Tới sáng nay, Moscow thôngbáo sẽ bắn thử ít nhất hai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm là Bulava trong nămnay. Theo một nguồn tin giấu tên của Nga, vụ thử đầu tiên sẽ diễn ra trước tháng5. Theo quan chức này, “Biển Bạch Hải bị đóng băng trong mùa đông nên Nga sẽphóng thử Bulava vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, khi băng tan”.

Trước thái độ lo ngại của Nga, Washington nhiều lần lên tiếngtrấn an Moscow, bác bỏ lo ngại mà Thủ tướng Nga Vladimir Putin đưa ra về hệthống phòng thủ tên lửa mà Washington đang phát triển; đồng thời kêu gọi Ngagiải giáp vũ khí, giảm mạnh số đầu đạn hạt nhân.

Nga tấn công, Mỹ phòng thủ

Nga đang tích cực bảo dưỡng nhiều tên lửa cũ, nghiên cứu, chế tạo... nhiều tên lửa mới

Washington khẳng định: "Mỹ vẫn luôn đồng ý rằng có liên hệ giữatên lửa tấn công và hệ thống phòng thủ tên lửa nhưng việc đàm phán về hiệp ướckế tiếp START không phải là diễn đàn phù hợp để đề cập vấn đề này".

Tên lửa Bulava-M (SS-NX-30) do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow nghiên cứu chế tạo. Tải trọng cất cánh là 36,8 tấn. Nó có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 8.000km. Tên lửa đạn đạo ba tầng này được thiết kế để triển khai trên các tàu ngầm hạt nhân Project 955 lớp Borey.

Nhưng dù Mỹ "nói ngả nói nghiêng", Nga vẫn chưa chấp nhận đề nghịcắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình bởi việc cắt giảm vũ khí hạt nhân đồngnghĩa với việc sức tấn công của Nga suy giảm. Khi đó, nếu Mỹ đẩy mạnh hệ thốngphòng thủ, Nga sẽ rơi vào thế yếu, không đủ sức răn đe, đáp trả Mỹ.

Thủ tướng Putin nhấn mạnh: “Bằng cách dựng lên cái ô trên đầu họ,Mỹ có thể cảm thấy hoàn toàn yên tâm và sẽ làm bất cứ điều gì họ muốn, và điềunày sẽ làm mất sự cân bằng”. 

Nói cách khác, như phóng viên BBC  là Imtiaz Tyab nhận định, Ngacoi lá chắn hạt nhân của Mỹ là mối đe dọa và muốn chống lại. Do đó, nhiều nhàphân tích cho rằng, Nga muốn Mỹ ký  điều khoản giới hạn quy mô của bất kỳ hệthống phòng thủ nào của Mỹ.

Nga tấn công, Mỹ phòng thủ

Mỹ khẳng định, kế hoạch xây dựng lá chắn của họ không ảnh hưởng tới việc Nga giảm số lượng đầu đạn hạt nhân, không phá vỡ thế cân bằng chiến lược

Như vậy, cả Nga và Mỹ đang bất đồng lớn xung quanh kế hoạch láchắn tên lửa của Washington. Do đó, nhiều khả năng, cuộc đàm phán cắt giảm vũkhí hạt nhân Nga - Mỹ sẽ còn kéo dài, chứ chưa thể kết thúc trong tháng 1 nhưmột số tuyên bố trước đó. 

Chưa dừng lại, cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước nhiều khả năng sẽ lại bị hâmnóng. Nhưng thay vì ganh đua về số lượng tên lửa, đầu đạn hạt nhân...như xưa,hai nước sẽ chạy đua về chất lượng các loại vũ khí, xem tên lửa của Nga có vượtqua được lá chắn của Mỹ hay không.

Giảm lượng, tăng chất

Trong lúc chưa thể hoàn toàn chắc chắn là tên lửa của mình đủ sứcrăn đe Mỹ, Nga sẽ không cắt giảm quá nhiều đầu đạn, tên lửa... nhằm duy trì mộtsố lượng đủ lớn, qua đó duy trì khả năng răn đe Mỹ. Theo Tư lệnh Các Lực lượngTên lửa Chiến lược Nga Nikolai Solovtsov, Nga chỉ nên cắt giảm số đầu đạn hạtnhân xuống mức tối thiểu là 1.500 sau khi hội đàm với Mỹ.

Ngoài ra, Nga có thể ưu tiên phát triển các loại tàu ngầm hạtnhân tấn công được trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn nguyên tử như PhóTổng Tham mưu trưởng Hải quân Oleg Burtsev tuyên bố: “Tên lửa chiến thuật trêntàu ngầm có khả năng sẽ đóng vai trò chủ yếu trong tương lai, nhờ tầm bắn và sựchính xác của chúng ngày một tăng”.

Ông Burtsev cũng cho biết, Nga có thể không tập trung vào pháttriển các loại tên lửa trang bị đầu đạn có sức công phá lớn. Thay vào đó, nướcnày sẽ trang bị các loại đầu đạn nhỏ hơn trên các tên lửa hành trình sẵn có,điển hình là trường hợp tàu ngầm loại Severodvinsk.

Theo Ria Novosti, loại tàu ngầm lớn Graney thế hệ thứ 4 của Ngalà loại siêu vũ khí. Chúng có thể phóng nhiều tên lửa hành trình mang nhiều đầuđạn hạt nhân, trong khi vẫn tác chiến hiệu quả với các tàu đối phương. Không chỉvậy, nó cũng không “sợ” các đối thủ nổi trên mặt nước.

Nga tấn công, Mỹ phòng thủ

Nga nhiều khả năng sẽ phát triển các đầu đạn nhỏ

Đối với hệ thống các hạm đội tàu chiến lược sẵn có, Nga quyết tâmduy trì và nâng cấp các phương tiện này. Ngoài ra, Moscow có thể bố trí thêm tênlửa đạn đạo cho chúng.

Ông Burtsev khẳng định: “Đối với vấn đề này, chúng tôi sẽ đóngthêm ít nhất 6 tàu lớp Borey để bổ sung cho các hạm đội Phương Bắc và Thái BìnhDương”.

Chiếc tàu ngầm lớp Borey đầu tiên là Yury Dolgoruky hiện trongthời kỳ chạy thử. Nó sẽ được mang 16 tên lửa đạn đạo Bulava-M. Hai chiếc lớpBorey khác là Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh đang được đóng tại nhà máySevmash và theo kế hoạch, chúng hoàn thiện vào cuối năm nay và năm 2011.

Nga có khoảng 60 tàu ngầm, trong đó, có 10 tàu ngầm hạt nhânchiến lược, hơn 30 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Số còn lại là các tàu chạy bằngdiesel và làm nhiệm vụ khác.

Theo Trần Lâm
Nga tấn công, Mỹ phòng thủ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.