Nhật Bản công khai quan ngại hải quân Trung Quốc

Nhật Bản hôm 31/7 lần đầu tiên công khai bày tỏ quan ngại về hải quân Trung Quốc còn giới chức cái gọi là "thành phố Tam Sa" Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cử hải giám đi tuần tra các đảo tự coi là của mình trên biển Đông.

Nhật Bản hôm 31/7 lần đầu tiên công khai bày tỏ quan ngại về hải quân Trung Quốc còn giới chức cái gọi là "thành phố Tam Sa" Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cử hải giám đi tuần tra các đảo tự coi là của mình trên biển Đông.

Trong Sách trắng quốc phòng 2012 công bố hôm 31/7, Nhật Bản thẳng thừng tuyên bố nước này hết sức lo ngại trước hành động gia tăng hiện diện hải quân trên Thái Bình Dương và tăng cường xây dựng quân đội của Trung Quốc.

Gây lo ngại thực sự

"Các hoạt động của hải quân Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương đang trở thành thường xuyên", Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2012 viết. Kể từ khi ra Sách trắng quốc phòng năm 2008, đây là lần đầu tiên Nhật Bản dành tới hơn 20/488 trang nói về "mối lo ngại" Trung Quốc, trước đó, Tokyo chỉ dùng từ "quan tâm" khi đề cập đến các hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc đang tăng cường hiện diện hải quân trên TBD. (THX)

Theo Sách trắng trên, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng khoảng 30 lần trong 24 năm qua và dư luận đang hối thúc Bắc Kinh tăng tính minh bạch của ngân sách quốc phòng.

Về quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, Sách trắng khẳng định lại tầm quan trọng của mối quan hệ này, trong đó đề cập kế hoạch quân đội Mỹ triển khai các trực thăng vận tải MV-22 Osprey tại căn cứ không quân Futenma ở tỉnh Okinawa. Trước đó, ngày 25/7, báo Sankei Shimbun dẫn lời Ngoại trưởng nước này Koichiro Gemba nói, "đối với thế giới, sự phát triển của Trung Quốc là một cơ hội, nhưng việc ra vào trên biển quá rõ cũng là một thực tế".

Vì vậy theo ông Gemba, triển khai máy bay Osprey không chỉ là nhu cầu về chiến lược của Mỹ, mà còn là "nhu cầu chiến lược bảo đảm an ninh tự thân của Nhật Bản" vì "Trung Quốc đang tích cực tăng cường các hoạt động trên biển Hoa Đông".

Với tầm hoạt động xa gấp 5 lần so với trực thăng CH-46, MV-22 Osprey có khả năng triển khai lính thủy đánh bộ tới các khu vực tranh chấp bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Đài Loan và biển Đông. Theo báo giới Trung Quốc, việc triển khai Osprey tại Nhật Bản là thách thức lớn đối với chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa khu vực của Trung Quốc.

MV-22 Osprey, thách thức đối với chiến lược của Trung Quốc. (Getty)

Lấn tới trên biển Đông

Trong khi đó, bất chấp việc tuyên bố, Trung Quốc phản đối mọi hành động can thiệp quân sự vào khu vực biển Đông thì trong thông báo trên trang mạng của BQP nước này hôm 31/7 lại khẳng định, quân đội Trung Quốc đã thành lập "hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu" trên biển Đông tại những khu vực thuộc chủ quyền của nước khác.


Từ tuyên bố chủ quyền sang đến thực thi chủ quyền trên biển Đông dựa trên cái gọi là "đường lưỡi bò" vô căn cứ, Trung Quốc đã sử dụng từ tàu cá cho tới lực lượng bán quân sự, bao gồm các tàu ngư chính và hải giám và bây giờ đến lượt hải quân tham gia.

Cùng ngày, theo báo chí Hongkong (Trung Quốc), Cơ quan quản lý đại dương Trung Quốc cho biết sẽ cử tàu đi đến các đảo không người ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để thăm dò tiềm năng khai mỏ, khai thác cát, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.


Theo đó, lực lượng hải giám của cái gọi là "thành phố Tam Sa" bao trùm cả biển Đông sẽ thực hiện hành động ngang ngược trên. Thậm chí, Trung Quốc còn cho mình cái quyền "điều tra và trừng phạt nếu phát hiện các hành vi sai trái" trên lãnh thổ của quốc gia khác.

Cùng ngày, theo hãng tin Tân Hoa xã, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tân trang sau khi mua lại từ Ukraine, sáng 30/7 đã kết thúc hành trình thử nghiệm lần thứ 9 và trở về cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh dài ngày nhất cho tới nay. Từ ngày 5.7 tàu sân bay này tiến hành chạy thử nghiệm ở ngoài khơi vùng biển Bột Hải và Hoàng Hải trong khi trước đó có tin nói Trung Quốc sẽ chính thức biên chế tàu sân bay này và có thể đảm trách khu vực biển Đông trong tháng 8.

Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), việc Bắc Kinh thiết lập một đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông cho thấy nước này nghiêng về phía biện pháp quân sự cho các cuộc tranh chấp trên Biển Đông và nó là bằng chứng phản bác lại những ai lập luận rằng sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây không là mối đe dọa và chỉ là hành động tự nhiên của một cường quốc đang lên.

Với quan điểm của các quốc gia nhỏ hơn và yếu hơn trên các hòn đảo ở biển Đông, Trung Quốc là quốc gia châu Á duy nhất quay ngược thời gian về quá khứ với cách ứng xử cũ kỹ trong quan hệ quốc tế, về thời kỳ cá lớn nuốt cá bé. Luật pháp quốc tế trở nên vô nghĩa với những quốc gia muốn thách thức vận mệnh của mình và phớt lờ quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Theo Đất Việt






Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.