- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nỗi đau Minamata
Sau hơn nửa thế kỷ, vẫn còn hàng chục ngàn nạn nhân nhiễm độc thủy ngân ở Nhật Bản phải chờ được bồi thường và trợ cấp.
Ngày 1.5 vừa qua, Thủ tướng NhậtBản Yukio Hatoyama đã đến dự lễ tưởng niệm thường niên những nạn nhân tử vong domắc bệnh Minamata vì nhiễm thủy ngân ở tỉnh Kumamoto, nằm trên đảo Kyushu, phíanam nước này. Căn bệnh khủng khiếp đã gây ra nỗi kinh hoàng cho cả nước trongcác thập niên 1960 và 1970 của thế kỷ trước vì nguyên nhân và sức hủy diệt củanó. Trước khoảng 1.000 người, ông Hatoyama nói: “Là người đại diện cho chínhphủ, tôi xin nhận trách nhiệm vì không có khả năng ngăn chặn sự lây lan của cănbệnh và tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến các bệnh nhân”. Ông Hatoyama là Thủtướng Nhật Bản đầu tiên tham dự lễ tưởng niệm này kể từ năm 1992.
Căn bệnh tàn khốc
Minamata là tên một thành phốxinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto, nhưng nó cũng là tên một căn bệnh xuất phát từthành phố này. Đây là một bệnh do nhiễm độc hợp chất metyl thủy ngân gây hủyhoại hệ thống thần kinh, chủ yếu là thần kinh trung ương. Hợp chất thủy ngân nàydo nhà máy của Công ty hóa chất Chisso thải vào vịnh Minamata từ khi bắt đầu sảnxuất chất acetaldehyde vào năm 1932.
Một bệnh nhân Minamata tại Nhật Bản |
Ngày 21.4.1956, một bé gái 5 tuổi được đưa vàobệnh viện địa phương với những triệu chứng kỳlạ: khó đi, khó nói và co giật. Hai ngày sau, emcủa cô bé này cũng bị các triệu chứng tương tự.Đến ngày 1.5.1956, giám đốc bệnh viện báo cáovới giới chức y tế địa phương rằng đã phát hiệnmột căn bệnh chưa từng được biết đến.
Ngay sau khi trường hợp đầu tiênđược báo cáo, chính quyền thành phố lập tức thành lập một ủy ban điều tra cănbệnh lạ này. Đến tháng 11.1956, Đại học Kumamoto báo cáo rằng căn bệnh này làmột loại nhiễm độc kim loại nặng được truyền qua các loại hải sản như cá và sò.Lúc đó, dù bị tình nghi liên quan đến vụ này, Công ty Chisso vẫn phủ nhận mọitrách nhiệm và tiếp tục xả chất thải ra vịnh. Trong năm 1965, nhiều ca bệnhMinamata được phát hiện tại tỉnh Niigata trên đảo Honshu, cách Kumamoto khoảng1.000 km.
Đến năm 1968, các chuyên gia mớixác định được bệnh Minamata do metyl thủy ngân gây ra. Hợp chất độc hại này doCông ty Chisso ở Minamata và Công ty Showa Denko ở thượng nguồn sông Agano thuộctỉnh Niigata tạo ra trong quá trình sản xuất acetaldehyde. Nhà máy của hai côngty này đã xả chất thải không qua xử lý ra sông. Thông qua chuỗi thức ăn, độcchất được tích tụ trong cá và sò và truyền sang cư dân địa phương. Năm 1970,bệnh Minamata cũng bùng phát tại tỉnh Ontario của Canada do nhiều công ty lénlút xả chất thải không xử lý vào nguồn nước.
Bệnh Minamata để lại nhiều hậuquả kinh hoàng tùy theo mức độ nhiễm độc. Những người bệnh nặng thường rú lên vìđau đớn, thường xuyên co giật và bị liệt. Một số bệnh nhân bị mù, điếc hoặc mấttrí và nhiều người bị nhẹ hơn thì tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng.Phụ nữ nhiễm metyl thủy ngân có nguy cơ sinh con bị bại não, điếc, mù và chậmphát triển trí não.
Gian nan đòi bồi thường
Sau khi chính quyền đưa ra kếtluận về nguyên nhân căn bệnh, Chisso lập tức ngừng sản xuất acetaldehyde, cònCông ty Showa Denko đã đóng cửa nhà máy tại Niigata. Theo Bộ Môi trường NhậtBản, từ năm 1974 đến 1990, tỉnh Kumamoto đã thực hiện dự án nạo vét và lấp đấtđể tẩy hết hàm lượng metyl thủy ngân tại vịnh Minamata. Chi phí cho dự án này là48 tỉ yen (khoảng 10.000 tỉ đồng theo tỷ giá hiện nay), trong đó Chisso phảigánh chịu 30,5 tỉ yen. Trong năm 1976, chính quyền Niigata cũng tiến hành nạovét đáy sông Ango quanh khu vực nhà máy của Công ty Showa Denko.
Từ năm 1956 đến tháng 3.2001, chỉcó khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là nạn nhân của vụ ô nhiễm này,trong đó 1.780 người đã chết, trong khi có tới hàng chục ngàn bệnh nhân, theoViện quốc gia về bệnh Minamata. Lý do là để được công nhận là bệnh nhânMinamata, người bệnh phải liệt kê đủ các triệu chứng theo quy định.
Tuy nhiên, các nạn nhân vẫn luônđấu tranh đến hơi thở cuối cùng để được bồi thường. Ngày 29.3.2010, hơn 2.000bệnh nhân Minamata chưa được công nhận đã đồng ý để Công ty Chisso bồi thườngcho họ. Tờ Asahi Shimbun dẫn thỏa thuận này cho hay công ty sẽ bồi thường chomỗi nạn nhân 2,1 triệu yen cộng thêm 2,95 tỉ yen cho cả nhóm.
Tháng 4 năm nay, Chính phủ NhậtBản thông qua một gói hỗ trợ mới cho các bệnh nhân Minamata. Mỗi người sẽnhận được 2,1 triệu yên và được trợ cấp y tế hằng tháng. Bộ Môi trường ước tínhsố người được nhận tiền từ gói hỗ trợ này là hơn 30.000 người, không bao gồmnhóm người vừa đạt được thỏa thuận bồi thường với Chisso hồi tháng 3. Gói hỗ trợmới này được dựa trên một luật đặc biệt được ban hành vào tháng 7.2009 cho phépmở rộng danh sách bệnh nhân Minamata được hỗ trợ tài chính. Trước đó, chính phủhồi năm 1995 đã phê duyệt một gói hỗ trợ cho trên 10.000 nạn nhân chưa được côngnhận.
Giờ đây, vịnh Minamata đã trongsạch trở lại, Công ty Chisso đã bỏ hàng chục tỉ yên để bồi thường và chính phủcũng có nhiều động thái hỗ trợ bệnh nhân Minamata. Tuy nhiên, sau hơn nửa thếkỷ, căn bệnh khủng khiếp này vẫn còn hành hạ biết bao nhiêu người. Chisso đãtừng góp phần phát triển thành phố Minamata và tạo công ăn việc làm cho dân địaphương nhưng hậu quả mà công ty này gây ra không gì bù đắp được.
Trong bài phát biểu tại lễ tưởngniệm hôm 1.5, Thủ tướng Hatoyama cho rằng hội chứng Minamata chưa thật sự chấmdứt và ông hứa sẽ tận lực giúp người dân đối phó với ô nhiễm môi trường. Chínhphủ cũng sẽ tăng cường trợ cấp y tế và hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội đểchữa lành những nỗi đau dai dẳng hơn 50 năm qua.
Theo VănKhoa
-
Thế giới3 giờ trướcSau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Mar-a-Lago trở thành địa điểm yêu thích không chỉ của chính trị gia, người giàu đam mê tiệc tùng mà còn những kẻ cơ hội, tò mò. Phải tốn hàng nghìn USD để có được một chỗ ngồi trong bữa tối, nhưng không phải có tiền là mua được.
-
Thế giới5 giờ trướcAnh Chu nhờ mai mối để lấy người vợ hơn 7 tuổi, anh đã chuyển cho vợ 175 triệu đồng tiền thách cưới nhưng sau khi kết hôn mới biết vợ bị tâm thần và cắt bỏ tử cung.
-
Thế giới5 giờ trướcThấy vợ chồng con gái không về ăn cơm, người cha vội vã chạy tới giếng kiểm tra thì chứng kiến cảnh tượng đáng sợ.
-
Thế giới9 giờ trướcKết quả xét nghiệm ADN của cặp song sinh khiến người đàn ông sốc nặng.
-
Thế giới13 giờ trướcBà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.
-
Thế giới16 giờ trướcKhi hành khách nói cần chạy nhanh vì vừa giết người, tài xế taxi ở Trung Quốc cố giữ bình tĩnh tiếp tục chuyến đi và tìm cớ dừng xe để cảnh sát bắt giữ nghi phạm.
-
Thế giới1 ngày trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới1 ngày trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới1 ngày trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới1 ngày trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới1 ngày trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới1 ngày trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.