Số phận của những "nàng tiên cá" đời thực

Trong những câu chuyện cổ tích, các nàng tiên cá đều xuất hiện với vẻ ngoài hào nhoáng, thế nhưng, những “nàng tiên cá” ở đời thực không được như vậy.

Trong những câu chuyện cổ tích, các nàng tiên cá đều xuất hiện với vẻ ngoài hào nhoáng, thế nhưng, những “nàng tiên cá” ở đời thực không được như vậy.

Hiện nay, trên thế giới xuất hiện một hội chứng có tên gọi Sirenomelia - hội chứng nàng tiên cá, một căn bệnh quái ác có thể gây tử vong. Những người mắc phải hội chứng này có đặc điểm 2 chân bị dính lại vào nhau, trông giống như cái đuôi cá.

Số phận của những "nàng tiên cá" đời thực 1

Theo nghiên cứu của giáo sư Frizt Harris của trường đại học Oxford: Hội chứng này thường bắt đầu từ lúc thai nhi còn đang ở trong bụng mẹ, khi mà mạch máu cung cấp từ động mạch chủ ở trong tử cung người mẹ bị hư hại. Tỉ lệ em bé sinh ra bị nhiễm phải hội chứng trên là 1/100.000 và thường những em bé này chỉ sống được từ một đến hai ngày do bị tác động rất lớn đến sự phát triển của thận và bóng đái.

Trên thế giới hiện nay, số lượng người mắc phải hội chứngSirenomeliamà sống sót được rất ít. “Nàng tiên cá” sống lâu nhất tính đến thời điểm hiện tại là cô Tiffany York. Cô gái sinh năm 1988 này đã được phẫu thuật tách chân và hiện vẫn còn sống.

Số phận của những "nàng tiên cá" đời thực 2

Tiffany lúc mới sinh và khi trở thành thiếu nữ

Một trường hợp khác là bé gái sinh năm 2004 tại Tây Ban Nha tên là Milagros, cũng đã được phẫu thuật thành công. Trải qua 16 lần phẫu thuật, cô bé cũng dần bình phục và có thể sống như người bình thường.

Số phận của những "nàng tiên cá" đời thực 3

Số phận của những "nàng tiên cá" đời thực 4

Cô bé "nàng tiên cá" khi 9 tháng tuổi tại bệnh viện ở Lima và sau khi phẫu thuật

 
Theo Baodatviet.vn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.