"Sốc" với sự sống đầu tiên ra đời từ...máy tính

Cuối tuần trước, các nhà khoa học đã tiến thêm một bước tiến lớn trong nỗ lực tạo nên cuộc sống nhân tạo: Họ đã cho ra đời một tế bào sống đầu tiên hoạt động dựa trên bộ mã gien di truyền do con người lập trình ra.

Cuối tuần trước, các nhà khoa học đã tiếnthêm một bước tiến lớn trong nỗ lực tạo nên cuộc sống nhân tạo: Họ đã cho rađời một tế bào sống đầu tiên hoạt động dựa trên bộ mã gien di truyền do conngười lập trình ra.

Cha mẹ đẻ là... máy tính


Sinh vật nhân tạo kể trên ra đời tại Viện nghiên cứu J. Craig Venter đặt tạiRockville, Maryland, Mỹ. Các nhà khoa học đã chọn hai loại vi khuẩn đơn giảnthuộc họ Mycoplasma làm đối tượng thí nghiệm. Đầu tiên họ dùng máy tính tổnghợp một bộ gien nhân tạo của vi khuẩn Mycoplasma mycoides, với khoảng 1,1triệu ký tự di truyền và lớn gấp đôi bộ gien mà họ từng xây dựng thành côngtrước đó. Tiếp đó, họ chuyển bộ gien nhân tạo này vào một tế bào Mycoplasmacapricolum còn sống

"Sốc" với sự sống đầu tiên ra đời từ...máy tính

Khoa học gia Venter, người cổ súy và thành công trong việc
cho ra đời sinh vật nhân tạo đầu tiên


Đầu tiên không có chuyện gì xảy ra. Cả nhóm đổxô vào tìm hiểu nguyên nhân. Họ kiểm tra mẫu gien di truyền nhân tạo và kếtquả là họ thấy một ký tự trong bộ gien đó bị “tắt”, không được kích hoạt. Cảnhóm phải mất 3 tháng nữa chỉ để tìm cách khôi phục, giúp ký tự này hoạtđộng trở lại.

Sau khi sửa đổi, tế bào được ghép bộ gien mới đã hoạt động. Chúng đã sử dụngcác mã gien di truyền nhân tạo và sản xuất ra loại protein vốn chỉ là sảnphẩm riêng biệt của các tế bào Mycoplasma mycoides. Nhóm nghiên cứu đã đánhdấu bộ gien tổng hợp trong tế bào được ghép gien, đồng thời kiểm tra quátrình phân chia của nó và cuối cùng xác nhận rằng tế bào mới thực sự giốngvà hành xử như Mycoplasma mycoides. Kể từ lúc được ghép bộ gien nhân tạo, tếbào đã phân chia hơn 1 tỉ lần.

“Đây là chiến thắng của chúng tôi trong việc tạo ra tế bào tổng hợp đầutiên. Đây cũng là lần đầu chúng tôi bắt đầu tạo một tế bào với thông tinchứa trong máy tính, sử dụng 4 lọ hóa chất để viết nên một phần mềm DNA với1 triệu ký tự và dùng nó để khởi động một cơ thể sống” - Venter nói với tờTimes of London - “Dù đây chỉ là một bước đi nhỏ, nó đã giúp mang tới sựthay đổi về mặt triết lý, thay đổi trong tư duy và công cụ chúng ta có. Tếbào chúng tôi tạo ra không phải là một phép lạ hoặc chứa đựng những khả nănghữu dụng. Nó chỉ là một sản phẩm chứng minh cho một ý tưởng. Nhưng bằngchứng này đóng vai trò quan trọng bởi thiếu nó, ý tưởng chỉ dừng lại ở mứcphỏng đoán hoặc khoa học viễn tưởng. Tế bào này đã đưa chúng tôi qua biêngiới đó để tiến vào một thế giới hoàn toàn mới”.

Sinh vật nhân tạo, nên hay không? 


Craig Venter sinh tại Salt Lake Citynăm 1946 và trở nên nổi tiếng hồi tháng 6/2000, khi ông cùng các nhà khoahọc thuộc Viện Y học Quốc gia và Dự án Giải mã Gien người (HGP)cùng có mặttrong buổi lễ công bố hoàn thành dự án giải mã bản đồ gien người được tổchức long trọng tại Nhà Trắng. Sau thành công này, Venter cùng cộng sự bắtđầu tiến vào lĩnh vực sinh vật nhân tạo từ năm 2007.

"Sốc" với sự sống đầu tiên ra đời từ...máy tính

Hình ảnh tế bào nhân tạo đầu tiên
trên thế giới

Thành công mới của Venter, sau khi được đăng tải trên tạp chí Sciencehôm 20/5, đã thu hút sự quan tâm và tạo hứng khởi cho cộng đồng làm khoahọc. “Đó là khoảng thời gian khá dài và thực sự rất đáng để chờ đợi” -Tiến sĩ George Church, một giáo sư về di truyền học tại Trường Y Harvardđánh giá - “Đây là một sự kiện mang tính cột mốc, có tiềm năng cho cácứng dụng thực tiễn”.

Bản thân Venter cho biết dự án của ông và cộng sự đã mở đường cho việcđạt những mục tiêu khó khăn hơn: Thiết kế ra các thực thể sống có nhữngtính năng đặc biệt như biến tảo biển thành nhiên liệu, chống ô nhiễm môitrường, chữa bệnh...

Tuy nhiên dù ca ngợi thành tích mới, nhiều nhà khoa học vẫn cho rằngVenter và các cộng sự chưa thực sự bước chân vào lĩnh vực tạo ra một sựsống mới một cách đúng nghĩa, từ con số không. Một số cho rằng nghiêncứu của Venter là một dạng của sản phẩm tổng hợp bởi nhóm ông đã phảigắn bộ gien nhân tạo vào cơ thể sống của một tế bào. Họ cho rằng tế bàođược ghép gien đóng vai trò nhiều hơn việc chỉ là một vỏ chứa bộ gienmới bởi nó vẫn lưu giữ toàn bộ tế bào chất cũ. Nói một cách khác, bộgien nhân tạo đơn giản là một “phần mềm” được chạy trên “phần cứng” làmột tế bào hoàn chỉnh - như nhận xét của giáo sư Steen Rasmussen thuộcĐại học Nam Đan Mạch, viết trong bài phản luận khoa học đăng trên tạpchí Nature.

Một số nhóm khác đã bày tỏ sự lo ngại trước việc tạo ra sinh vật nhântạo. Nhóm bảo vệ môi trường Friends of the Earth cho rằng nghiên cứu mớiđã “đưa kỹ thuật biến đổi gien lên một mốc mới mang tính cực đoan” và đềnghị Venter ngừng nghiên cứu cho tới khi chính phủ đưa ra các quy địnhquản lý nhằm ngăn chặn các tế bào nhân tạo này lọt ra ngoài và gây hạicho môi trường tự nhiên. Venter cho biết ông đã gỡ bỏ 14 gien có thểkhiến các tế bào trong nghiên cứu trở nên nguy hiểm với loài dê trướckhi tiến hành thí nghiệm và thường xuyên thông báo với các quan chứcchính phủ về tiến triển nghiên cứu trong nhiều năm. Tuy nhiên ông cũngthừa nhận tương lai xa, kẻ xấu có thể lợi dụng kỹ thuật biến đổi gien vàchế tạo sinh vật nhân tạo để gây hại thay vì mang lại lợi ích phục vụnhân loại.

 TheoTường Linh
"Sốc" với sự sống đầu tiên ra đời từ...máy tính



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.