“Sự kiện” Hồng Kông khiến giới đầu tư toàn cầu hoảng sợ

Sự bất ổn ở Hồng Kông (Trung Quôc) không chỉ khiến thị trường chứng khoán của đặc khu kinh tế này lao dốc, mà còn khiến cả giới đầu tư Âu, My lo âu.

Sự bất ổn ở Hồng Kông (Trung Quôc) không chỉ khiến thị trường chứng khoán của đặc khu kinh tế này lao dốc, mà còn khiến cả giới đầu tư Âu, My lo âu.
 
Chứng khoán Mỹ sau phiên hồi phục cuối tuần trước nhờ dữ liệu GDP khả qua, đã nhanh chóng quay đầu giảm trở lại khi mở đầu tuần mới.
 
Giới đầu tư phố Wall cũng lo sợ bởi sự bất ổn ở đặc khu kinh tế Hồng Kông (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters

Cổ phiếu của các công ty có liên quan như có chi nhánh, trụ sở tại Hồng Kông đều sụt giảm, trong đó nhóm tài chính, ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Hồng Kông được ví là trung tâm tài chính thế giới, nơi đặt trụ sở và chi nhánh của nhiều tập đoàn tài chính toàn cầu, vì vậy, sự bất ổn ở thành phố này khiến giới đầu tư hoảng sợ không có gì là khó hiểu. Đây chính là lý do kéo phố Wall giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai đầu tuần.

Chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall đóng cửa tăng 7,61%, lên 15,98, có lúc chỉ số này tăng lên trên mức 17 cho thấy giới đầu tư phố Wall thực sự sợ hãi và hoạt động bán tháo đã xảy ra trong phiên.

May mắn là về cuối phiên, những thông tin tích cực của kinh tế Mỹ được công bố khiến đà bán tháo bị chặn lại và phố Wall cũng hãm bớt được đà giảm.

Theo dữ liệu vừa công bố, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ tăng trong tháng 8, trong khi đó, dù hợp đồng mua bán nhà cũ giảm trong tháng với mức giảm mạnh hơn dự kiến, nhưng vẫn ở mức cao thứ 2 trong năm cho thấy, thị trường vẫn khá “ổn”.

Kết thúc phiên 29/9, chỉ số Dow Jones giảm 41,93 điểm (-0,25%), xuống 17.071,22 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,05 điểm (-0,25%), xuống 1.977,80 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 6,34 điểm (-0,14%), xuống 4.505,85 điểm.

“Sự kiện” Hồng Kông khiến giới đầu tư tìm kiếm đến trái phiếu chính phủ Mỹ, đồng USD và đồng yên Nhật Bản làm nơi trú ẩn an toàn. Việc đồng yên được giới đầu tư gom vào khiến đà giảm của đồng tiền này so với đồng USD bị chặn lại, dù đồng USD vẫn có đà tăng vững chắc so với các đồng tiền mạnh khác.

Cũng giống chứng khoán Mỹ, “sự kiện” Hồng Kông cũng khiến giới đầu tư châu Âu hoảng sợ, đa số các thị trường chứng khoán châu Âu đều chìm trong sắc đỏ.

Kết thúc phiên 29/9, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 2,79 điểm (-0,04%), xuống 6.646,60 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 67,64 điểm (-0,71%), xuống 9.422,91 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 36,68 điểm (-0,83%), xuống 4.358,07 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản hồi phục trở lại nhờ hiệu ứng tích cực từ thị trường chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần trước sau khi GDP của Mỹ được công bố khả quan, thì chứng khoán Hồng Kông lại lao dốc do sự bất ổn ở đặc khu này.

Từ ngày 28/9, hàng chục ngàn người biểu đã bao vây trụ sở chính quyền đặc khu Hong Kong để yêu cầu cải cách bầu cử. Cuộc biểu tình với đe dọa phong tỏa trung tâm tài chính Hồng Kông đã dẫn tới tình trạng hỗn loạn khi người biểu tình đụng độ với cảnh sát, đẩy đặc khu hành chính này vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau khi chuyển giao về với Trung Quốc năm 1997.

Chính sự kiện này kiến chứng khoán Hồng Kông giảm tới gần 2% ngay trong đầu tuần mới, xuống mức thấp nhất 2 tháng rưỡi.

Kết thúc phiên 29/9, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 80,78 điểm (+0,50%), lên 16.310,64 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 449,20 điểm (-1,90%), xuống 23.229,21 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc đại lục tăng 9,99 điểm (+0,43%), lên 2.357,71 điểm.

Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch sáng nay, khi đồng yên có dầu hiệu hồi phục lại nhờ “sự kiện” Hồng Kông, chứng khoán Nhật Bản cũng mở cửa trong sắc đỏ với mức giảm hơn 1% chỉ trong khoảng 1 tiếng giao dịch đầu tiên.

Sau khi chịu áp lực bán tháo và giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng tuần trước, giá vàng đã có dầu hiệu phục hồi khi bước vào tuần giao dịch mới. Tuy nhiên, việc đồng USD tăng mạnh gây áp lực lên kim loại quý này, nên vàng đóng cửa quanh mức đóng cửa của phiên cuối tuần trước. Trong khi giá vàng giao ngay giảm nhẹ, thì giá vàng tương lai giao tháng 12 lại có được mức tăng khiêm tốn.

Trong tuần này, Trung Quốc sẽ có “tuần lễ vàng” nghỉ lễ quốc khánh, nên khả năng thị trường vàng sẽ yên ắng, bởi Trung Quốc là một trong 2 nước tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế giới.

Kết thúc phiên 29/9, giá vàng giao ngay giảm 4,4 USD (-0,36%), xuống 1.215,0 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 3,4 USD (+0,28%), lên 1.218,8 USD/ounce.

Dữ liệu kinh tế khả quan của Mỹ hỗ trợ cho giá dầu thô tiếp tục phục hồi, trong khi dầu thô Brent cũng bắt đầu nhúc nhích đi lên sau 2 tuần giảm.

Kết thúc phiên 29/9, giá dầu thô Mỹ tăng 1,03 USD (+1,09%), lên 94,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,20 USD (+0,21%), lên 97,20 USD/thùng.
 

Theo T.Lê (Đầu Tư Chứng Khoán)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.