Tổng đình công làm tê liệt Hi Lạp

Hi Lạp đang đối mặt với cuộc tổng đình công trên toàn lãnh thổ trong ngày hômnay 55 khi công đoàn nước này đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình phản đốicác kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của chính phủ.

Hi Lạp đang đối mặt với cuộc tổng đình công trên toàn lãnh thổ trong ngày hômnay 5-5 khi công đoàn nước này đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình phản đốicác kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của chính phủ.

Hầu hết xe lửa, máy bay và phà ngừng hoạt động khi các công nhân ngành vận tảigia nhập cuộc đình công 48 tiếng do những nhân viên nhà nước phát động từ 4-5.

Các biện pháp kinh tế khắc khổ của chính phủ đổi lấy gói cứu trợ 110 tỉ euro(142,7 tỉ USD) từ cộng đồng quốc tế đã gây ra sự phẫn nộ lan rộng trong dânchúng.

Quốc hội Hi Lạp dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua các biện pháp thắt lưng buộc bụngvào cuối tuần này, bao gồm phong tỏa lương, cắt giảm tiền hưu trí và tăng thuế.Nhà nước đặt mục tiêu cắt giảm 30 tỉ euro (38,9 tỉ USD) chi tiêu trong vòng banăm tới, để giảm thâm hụt ngân sách, hiện là 13,6%, xuống mức 3% GDP vào năm2014. Cuộc tổng đình công này là lần thứ ba cả nước Hi Lạp xuống đường trongvòng ba tháng.

BBC mô tả các chuyến bay đến và rời khỏi Hi Lạp đều ngừng cất cánh. Xe lửa vàphà không hoạt động trong sáng ngày 5-5. Các bệnh viện, trường học và nhiều côngsở cũng đóng cửa.

Một cuộc tuần hành khổng lồ sẽ diễn ra ở trung tâm Athens và nhiều thành phốkhác. Trước đó, ngày 4-5, hàng ngàn giáo viên và học sinh đã tuần hành qua trướctòa nhà quốc hội, mang theo cờ đen và băng rôn phản đối chính quyền. Nhìn chungcác vụ tuần hành diễn ra trong hòa bình, nhưng một số va chạm đã xảy ra gần tòanhà quốc hội, khi những người phản đối ném đá vào cảnh sát và bị đáp trả bằngsúng phun khí cay.

Tổng đình công làm tê liệt Hi Lạp

Cảnh sát xung đột với người biểu tình tại Athens ngày 4-5 (Ảnh: Reuters)

Trong lúc đó, quốc hội Đức đang bắt đầu xem xét các gói cứu trợ cho Hi Lạp. Thủtướng Angela Merkel sẽ phải bảo vệ quyết định tham gia vào thỏa thuận nói trêncủa chính quyền Berlin, dự kiến sẽ là nhà tài trợ lớn nhất cho các khoản vay củaAthens.

Liên minh châu Âu (EU) đồng ý đóng góp 80 tỉ euro (103,8 tỉ USD) trong gói cứutrợ nói trên, phần còn lại là của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên, để khoảntiền trên có thể được giải ngân, nó sẽ phải được thông qua ở các nghị viện của15 nước thuộc nhóm sử dụng đồng euro.

Đánh giá thấp chỉ số tin cậy

“Có nhiều cách khác mà chính quyền có thể làm, trước khi cướp đi khoản lương của những người chỉ nhận 500 euro (648 USD) mỗi tháng” - BBC dẫn lời Spyros Papaspyros, lãnh đạo công đoàn của các nhân viên nhà nước ADEDY.

Ngày 4-5, Hội đồng châu Âu (EC) đã yêu cầu các tổ chức đánh giá tín dụng phảicẩn trọng trước khi đánh giá tình trạng tài chính của một quốc gia, đồng thờikhẳng định sẽ điều tra công việc của các tổ chức này và thành lập một cơ quanriêng để đưa ra các đánh giá. Nhiều quan chức EC đã chỉ trích các tổ chức đánhgiá tín dụng tư nhân quá khắt khe khi hạ thấp chỉ số tin cậy của Hi Lạp đẩy nướcnày vào tình cảnh đổ vỡ về tài chính.

“Tôi cho rằng chúng ta phải tiến xa hơn để xem xét các ảnh hưởng trong việc đánhgiá tổng thể hệ thống tài chính và kinh tế. Quyền lực của những tổ chức này rấtđáng kể không chỉ với các công ty mà cả với các nhà nước. Đó là lý do tôi yêucầu họ phải có trách nhiệm với những gì họ đang làm” - Reuters dẫn lời MichelBarnier, ủy viên hội đồng phụ trách tài chính, nói trước Nghị viện châu Âu.

Với việc hiện chỉ có ba công ty chiếm vai trò chủ đạo trong việc xếp hạng độ tincậy tài chính trên toàn cầu, Standard & Poor"s, Moody"s và Fitch, Barnier nóiông đang xem xét ý tưởng thành lập một cơ quan mới để đánh giá các quốc gia.

Jean-Pierre Jouyet, người đứng đầu cơ quan giám sát thị trường chứng khoán PhápAMF, nói ông ủng hộ ý tưởng trên, nhưng tổ chức mới nên mang tính quốc tế, chứkhông chỉ là của riêng châu Âu. Standard & Poor"s và Moody"s đều là những côngty Mỹ. Fitch, dù do tập đoàn Fimalac của Pháp sở hữu, cũng bị coi là công ty Mỹdo có cơ quan điều hành chính đặt ở New York.

Theo Hải Minh
Tổng đình công làm tê liệt Hi Lạp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.