- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao dân Hong Kong nổi giận với Trung Quốc?
Hong Kong đang chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử, và mọi việc xuất phát từ nỗi giận dữ lẫn sợ hãi của họ trước chính sách của Bắc Kinh.
Ngày
29/9, trong lúc phong trào biểu tình và đụng độ dữ dội vẫn tiếp diễn ở
Hong Kong, cựu đại sứ Úc tại Hàn Quốc Richard Broinowski cảnh báo tình
hình có thể trở nên tồi tệ hơn và thậm chí sẽ xảy ra đổ máu kinh hoàng
nếu mọi việc không được kiểm soát.
Theo
vị đại sứ này, hiện không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra ở
Hong Kong trong tương lai gần, tuy nhiên nhiều khả năng bạo lực vẫn sẽ
tiếp diễn khi cảnh sát sử dụng biện pháp mạnh để đàn áp, và sinh viên
cũng thề sẽ dùng vũ lực đáp trả.
Trong
đêm qua, trung tâm tài chính sôi động nhất thế giới ở Hong Kong đã biến
thành một bãi chiến trường khi cảnh sát mở nhiều đợt tấn công liên tiếp
để giải tán hàng ngàn người biểu tình đang phong tỏa khu vực này.
Tâm
điểm của cuộc xung đột hiện nay ở Hong Kong chính là mối quan hệ giữa
đặc khu hành chính này với Trung Quốc đại lục, và nỗi sợ hãi về một quá
khứ mà không ai muốn chứng kiến một lần nữa.
Mọi việc bắt đầu như thế nào?
Phong
trào biểu tình ở Hong Kong bùng lên từ tuần trước khi hàng ngàn sinh
viên đồng loạt bãi khóa để đòi nhà cầm quyền rút lại một quy định rất
quan trọng ảnh hưởng đến cuộc bầu cử nhà lãnh đạo Hong Kong tới đây.
Hàng ngàn người biểu tình đổ ra đường phong tỏa trung tâm Hong Kong |
Theo
quy định do Bắc Kinh đưa ra này, chỉ có những người được một ủy ban
thân Trung Quốc đề cử mới được tham gia ứng cử trong cuộc bỏ phiếu bầu
trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017, trái với lời hứa về
một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu mà Trung Quốc đưa ra trước đây.
Phong
trào bãi khóa của sinh viên nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của
người dân Hong Kong và các nhà hoạt động dân chủ khác, và các cuộc biểu
tình bùng phát thành bạo lực từ tối qua, khi 10.000 người đổ xuống đường
tuần hành và vấp phải phản ứng bạo lực từ phía cảnh sát chống bạo động.
Chính quyền Hong Kong huy động cảnh sát chống bạo động để dẹp biểu tình |
Tổng
cộng đã có 26 người phải nhập viện và 78 người khác bị bắt trong các
cuộc đụng độ, nơi cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình
không có vũ trang.
Vì sao người Hong Kong giận dữ?
Hong
Kong từng là thuộc địa của Anh trong suốt 50 năm, và đến năm 1997, vùng
đất phát triển và thịnh vượng này được trao trả lại cho Trung Quốc. Lúc
đó, Trung Quốc đề ra chính sách “một đất nước, hai chế độ” để cho phép
Hong Kong tự quyết các vấn đề của mình ngoại trừ vấn đề quốc phòng và
quân sự.
Hơi cay và đạn cao su được cảnh sát sử dụng để ngăn chặn người biểu tình |
Bắc
Kinh cũng cho phép Hong Kong tổ chức cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2017
bằng hình thức phổ thông đầu phiếu để người Hong Kong có thể tự lựa chọn
nhà lãnh đạo cho riêng mình.
Trưởng
đặc khu hành chính Hong Kong hiện nay là Leung Chun-ying, một nhân vật
được ủy ban thân Trung Quốc chọn ra nhưng không nhận được nhiều sự ủng
hộ của người dân.
Nỗi sợ của người dân Hong Kong
Giờ đây, người dân Hong Kong lại đang lo sợ rằng Trung Quốc “nuốt lời” và không thực hiện lời hứa đưa ra cách đây 17 năm.
Nỗi
sợ đó bắt đầu sau khi Trung Quốc xuất bản sách trắng tuyên bố họ có
toàn quyền đối với Hong Kong, và Bắc Kinh muốn có thể giám sát những ứng
cử viên mà dân Hong Kong lựa chọn làm nhà lãnh đạo.
Cảnh sát Hong Kong liên tiếp mở các đợt tấn công để giải tán biểu tình |
Theo
nhận định của đại sứ Broinowski, động thái này của Trung Quốc không
khác gì những tuyên bố chủ quyền đầy phi lý mà Bắc Kinh đưa ra trên Biển
Đông. Ông nói: “Chính phủ Trung Quốc đang ngày càng xiết chặt kỷ cương
trong cách quản lý đất nước, và họ luôn muốn khẳng định rằng Hong Kong
là một phần của Trung Quốc”.
Không
những thế, người dân Hong Kong còn lo sợ về một cuộc đụng độ đẫm máu có
thể diễn ra nếu cảnh sát tiếp tục áp dụng các biện pháp bạo lực để giải
tán biểu tình.
Trong
một bài báo gần đây, tờ Wall Street Journal của Mỹ đã kêu gọi cộng đồng
quốc tế chia sẻ trách nhiệm để ngăn chặn thảm kịch đó xảy ra.
Đạn hơi cay trút như mưa xuống những người biểu tình |
Có
nhiều thông tin cho biết Trung Quốc đã chặn dịch vụ Instagram tại nước
mình để ngăn chặn người dân đại lục có thể biết được những gì đang diễn
ra đối với Hong Kong.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo
Trong
ngày hôm nay, hàng loạt tuyến đường lớn ở Hong Kong và hơn 200 tuyến xe
bus đã phải đóng cửa, trong khi hệ thống tàu điện ngầm của thành phố
cũng bị tê liệt vì biểu tình.
Có
tin đồn trong những người biểu tình rằng chính quyền Hong Kong đã tìm
cách huy động lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú tại đây để dẹp biểu
tình, song Trưởng đặc khu Leung Chun-ying đã lên tiếng bác bỏ tin đồn
đó.
Một người biểu tình bị dính hơi cay của cảnh sát |
Trong
khi đó, những người biểu tình đã ra tuyên bố kêu gọi ông Leung từ chức
với cáo buộc rằng việc ông này làm ngơ trước yêu cầu của người dân đã
đẩy Hông Kong vào tình trạng khủng hoảng.
Mặc
dù lãnh đạo biểu tình đã kêu gọi người dân rút lui nếu bị nguy hiểm đến
tính mạng, song rất nhiều người biểu tình vẫn trụ lại trên đường phố và
thề sẽ “chiến đấu lâu dài”. Sinh viên trường luật Edward Lau tuyên bố:
“Tôi hy vọng cuộc phong tỏa sẽ tiếp tục tới ngày mai, để cuộc biểu tình
này có ý nghĩa”.
Lau
khẳng định: “Chính quyền phải hiểu được rằng người dân chúng tôi có khả
năng xóa bỏ nếu họ tiếp tục đối xử với chúng tôi như những kẻ khủng
bố”.
Theo Trí Dũng (Nld.com.vn)
-
Thế giới44 phút trướcSau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Mar-a-Lago trở thành địa điểm yêu thích không chỉ của chính trị gia, người giàu đam mê tiệc tùng mà còn những kẻ cơ hội, tò mò. Phải tốn hàng nghìn USD để có được một chỗ ngồi trong bữa tối, nhưng không phải có tiền là mua được.
-
Thế giới2 giờ trướcThấy vợ chồng con gái không về ăn cơm, người cha vội vã chạy tới giếng kiểm tra thì chứng kiến cảnh tượng đáng sợ.
-
Thế giới2 giờ trướcAnh Chu nhờ mai mối để lấy người vợ hơn 7 tuổi, anh đã chuyển cho vợ 175 triệu đồng tiền thách cưới nhưng sau khi kết hôn mới biết vợ bị tâm thần và cắt bỏ tử cung.
-
Thế giới5 giờ trướcKết quả xét nghiệm ADN của cặp song sinh khiến người đàn ông sốc nặng.
-
Thế giới9 giờ trướcBà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.
-
Thế giới13 giờ trướcKhi hành khách nói cần chạy nhanh vì vừa giết người, tài xế taxi ở Trung Quốc cố giữ bình tĩnh tiếp tục chuyến đi và tìm cớ dừng xe để cảnh sát bắt giữ nghi phạm.
-
Thế giới1 ngày trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới1 ngày trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới1 ngày trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới1 ngày trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới1 ngày trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới1 ngày trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.